Sóng nhiệt kỷ lục đẩy người dân Ấn Độ đến gần "giới hạn sống còn"

Ấn Độ, đang trên đường trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, có nguy cơ chạm đến giới hạn sinh tồn của con người khi phải trải qua những đợt nắng nóng khắc nghiệt với tần suất thường xuyên hơn.

Theo đài truyền hình New Dehli, văn phòng khí tượng quốc gia Ấn Độ dự báo trong những tuần tới, nhiệt độ tại nước này sẽ tăng sau khi New Delhi vừa trải qua tháng hai nóng nhất kể từ năm 1901. Hiện tượng đó làm dấy lên lo ngại rằng đợt nắng nóng kỷ lục năm ngoái sẽ lặp lại, gây thiệt hại mùa màng trên diện rộng và gây mất điện kéo dài hàng giờ.

Khi nhiệt độ lên tới 50 độ C, đây được coi là giới hạn chịu đựng của con người dù ở bất kỳ điều kiện nào. Tuy nhiên, 1,4 tỷ người của Ấn Độ dễ bị tổn thương hơn khi bị mắc kẹt trong các thành phố đông đúc và nhà ở không có điều hòa hoặc máy lọc không khí.

"Sự kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm sẽ gây nguy hiểm cho con người tại nơi đây. Ấn Độ thường ẩm ướt hơn những nơi có mức nhiệt tương đương, chẳng hạn như sa mạc Sahara. Điều này có nghĩa là quá trình tiết mồ hôi làm mát kém hiệu quả hơn hoặc hoàn toàn không có tác dụng", Kieran Hunt - nhà khoa học khí hậu tại Đại học Reading, giải thích.

Sóng nhiệt kỷ lục đẩy người dân Ấn Độ đến gần giới hạn sống còn
Người dân giải nhiệt tại một vòi nước công cộng trong thời tiết nắng nóng tại Allahabad, Ấn Độ, ngày 28/4/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Một báo cáo vào tháng 11/2022 của Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo Ấn Độ có thể trở thành một trong những nơi đầu tiên trên thế giới có nhiệt độ bầu ướt vượt ngưỡng 35 độ C.

Nhiệt độ địa cầu bầu ướt là một loại nhiệt độ biểu kiến ​​được sử dụng để ước tính ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ hồng ngoại và nhìn thấy được đối với con người. Theo một nghiên cứu năm 2010, nhiệt độ bầu ướt ở 35 độ C sẽ là giới hạn an toàn mà cơ thể con người có thể chịu được.

Mặc dù không có quốc gia nào không bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu, nhưng có nhiều lý do khiến Ấn Độ trở thành một ngoại lệ với nhiều sóng nhiệt dữ dội hơn.

Tại Ấn Độ, nhiệt độ của sóng nhiệt được chia làm 2 phần – phần nhiệt độ nền trung bình hàng tháng và phần nhiệt độ bất thường xảy ra do thời tiết cụ thể xảy ra vào một thời điểm nhất định. Ở Ấn Độ, kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, nền nhiệt đã tăng khoảng 1,5 độ C. Bên cạnh đó, các yếu tố tổng hợp khác như phá rừng hay hiệu ứng đảo nhiệt đô thi góp phần làm nhiệt độ tăng thêm 2 độ C.

Với nền nhiệt độ đã quá cao, trên 40 độ C, ngay cả khi chỉ tăng một chút cũng có khả năng đẩy con người đến gần giới hạn sinh tồn.

Sóng nhiệt dữ dội hơn, trong đó nhiệt độ cao hơn kéo dài lâu hơn, có xu hướng dẫn đến nhiều trường hợp tử vong hơn. Để so sánh, những nơi duy nhất trên hành tinh có nhiệt độ tương đương với Ấn Độ trong tháng 5 là sa mạc Sahara và một phần của bán đảo Arab. Tuy nhiên, những nơi này có mật độ dân cư cực kỳ thưa thớt. Chính vì vậy, tỷ lệ tử vong tại đây không nhiều như Ấn Độ, đặc biệt là trong bối cảnh dân số Ấn Độ tăng nhanh trong vài thập kỷ qua.

Không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng con người, nắng nóng kéo dài còn gây ra những hậu quả trên diện rộng đối với xã hội Ấn Độ. Các đợt nắng nóng làm khô đất đáng kể và ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước do khô hạn.

Thời kỳ nóng bất thường dẫn đến giảm năng suất lao động, đặc biệt là trong các lĩnh vực hoạt động ngoài trời như nông nghiệp và xây dựng; tăng nhu cầu làm mát, từ đó gây quá tải cho lưới điện và dẫn đến tăng phát thải khí nhà kính.

Mặc dù nhiệt độ bầu ướt tại Ấn Độ hiếm khi vượt quá 32 độ C và nhiệt độ vẫn cần tăng nhiều hơn nữa để đạt đến giới hạn sống sót của con người song trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, kéo theo hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và Trái Đất ấm lên, nguy cơ xảy ra các đợt nắng nóng gây tử vong luôn rình rập và gia tăng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Sát thủ vô hình" vi nhựa xuất hiện ngày càng nhiều trong cơ thể con người

Hạt vi nhựa là một trong những vấn đề môi trường quan trọng hiện nay. Chúng được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên Trái đất.

Đăng ngày: 28/03/2023
Giảm 10 độ C, miền Bắc chuyển mưa lạnh giữa nắng nóng: Đó là kiểu

Giảm 10 độ C, miền Bắc chuyển mưa lạnh giữa nắng nóng: Đó là kiểu "thời tiết yo-yo" rất độc với sức khỏe

Biên độ nhiệt dao động lớn tới hơn 10 độ đặt chúng ta vào một cú " bẻ lái" của khí hậu, một hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là "thời tiết yo-yo".

Đăng ngày: 27/03/2023
Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!

Nếu nhựa chưa từng xuất hiện trên Trái đất, thì hành tinh của chúng ta sẽ khác đi rất nhiều so với hiện tại.

Đăng ngày: 25/03/2023
Có thể

Có thể "chiết xuất" từ khí trời, loại xăng mới lạ khiến châu Âu tụ họp

Châu Âu đang thảo luận cấp phép cho loại xăng bảo vệ môi trường, có thể được sản xuất bằng khí CO2 ngay trong không khí.

Đăng ngày: 24/03/2023
Bão bụi Trung Quốc biến Mặt trời thành màu xanh

Bão bụi Trung Quốc biến Mặt trời thành màu xanh

Sự tương tác giữa các hạt bụi và ánh sáng khiến Mặt trời ở Bắc Kinh chuyển màu xanh lam giống như trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 23/03/2023
Ô nhiễm ánh sáng đe dọa quan hệ cổ xưa giữa con người và bầu trời đêm

Ô nhiễm ánh sáng đe dọa quan hệ cổ xưa giữa con người và bầu trời đêm

Ngày 20/3, các nhà thiên văn học cảnh báo tình trạng ô nhiễm ánh sáng do số lượng vệ tinh quay quanh Trái đất gia tăng đang gây ra " mối đe dọa chưa từng có trên toàn cầu đối với tự nhiên".

Đăng ngày: 23/03/2023
Dự báo không khí lạnh tràn về Bắc Bộ khiến nhiệt độ giảm sâu sau đợt nắng nóng

Dự báo không khí lạnh tràn về Bắc Bộ khiến nhiệt độ giảm sâu sau đợt nắng nóng

Dự báo không khí lạnh tràn về Bắc Bộ từ 25/3 khiến nhiệt độ cao nhất tại khu vực này giảm gần 10 độ C, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang rét nhẹ.

Đăng ngày: 22/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News