Trái đất vừa rơi vào "vùng nguy hiểm" chưa từng có trong 2 triệu năm

Một báo cáo sốc vừa được công bố bởi hội đồng tư vấn đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, trong đó cảnh báo một loạt thảm họa đang đe dọa Trái đất, bao gồm "đại hồng thủy" trăm năm có một sẽ trở lại mỗi năm.

Theo đài BBC, các nhà khoa học từ Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) - một hội đồng tư vấn quan trọng của Liên Hiệp Quốc (LHQ) - đã gặp nhau ở Thụy Sĩ, nơi các sông băng đang tan chảy, để công bố một báo cáo với những con số gây rùng mình.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói rằng. báo cáo này là một bản "hướng dẫn sinh tồn" cho nhân loại.

Báo cáo cho thấy nồng độ CO2 gây nóng lên toàn cầu trong khí quyển đang ở mức cao nhất trong 2 triệu năm. Thế giới đang ấm hơn bất kỳ thời điểm nào trong 125.000 năm qua và sẽ tiếp tục nóng hơn trong các thập kỷ tới.


Bản đồ thể hiện các "vùng tử thần" với nhiệt độ nguy hiểm cho muôn loài nếu Trái đất tiếp tục nóng lên các mức 1,5 - 2 - 3 - 4 độ C - (Ảnh: IPCC/BCC).

Điều này là "lời tiên tri" cho một tương lai tưởng chỉ có trong phim ảnh, ví dụ lũ lụt ven biển cực đoan từng xảy ra mỗi thế kỷ một lần dự kiến sẽ xảy ra ít nhất hàng năm tại một nửa số vị trí đo thủy triều trên thế giới vào năm 2100.

Tuy nhiên, báo cáo cũng khẳng định sự cắt giảm nhanh chóng nhiên liệu hóa thạch có thể ngăn chặn những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu.

Điều đó không dễ dàng. “Cánh cửa cơ hội đảm bảo một tương lai đáng sống và bền vững cho tất cả mọi người đang đóng lại nhanh chóng” - IPCC viết; trong khi ông Guterres bổ sung rằng điều này đòi hỏi tất cả các quốc gia đưa ra kế hoạch cắt giảm mức phát thải xuống bằng 0 trong vòng một thập kỷ.

Đáp lời IPCC, Chủ tịch của Liên minh các quốc đảo nhỏ Fatumanava-o-Upolu III - tiến sĩ Pa'olelei Luteru - cho biết: "Trong khi người dân của chúng tôi đang phải di dời khỏi nhà của họ và các cam kết về khí hậu không được đáp ứng, ngành nhiên liệu hóa thạch đang được hưởng lợo với hàng tỉ USD lợi nhuận".


Cách Trái đất bị "nung nóng" theo vùng với từng mức tăng trung bình khác nhau - (Ảnh: IPCC/BCC).

Các tác giả IPCC lạc quan rằng những thay đổi đáng kể có thể đạt được, chỉ ra sự sụt giảm lớn về giá năng lượng do việc phát triển năng lượng mặt trời và gió.

Họ cũng lập luận rằng những thay đổi về chế độ ăn uống, sự lãng phí thực phẩm và chuyển sang phương tiện vận chuyển ít carbon có thể giúp cắt giảm đáng kể lượng khí thải từ nhiều lĩnh vực.

Nhưng báo cáo cũng thừa nhận rằng ngoài việc đạt được lượng khí thải ròng bằng 0 càng sớm càng tốt, sẽ cần phải sử dụng quy mô lớn công nghệ loại bỏ CO2.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Một chiếc thuyền máy cũ vô chủ nhô lên khỏi lớp bùn đất nứt nẻ như một tấm bia mộ khổng lồ. Văn bia của nó có thể viết: Đây là vùng nước của Hồ Mead.

Đăng ngày: 19/02/2025
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Đăng ngày: 13/02/2025
Khí hậu Địa Trung Hải

Khí hậu Địa Trung Hải

Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Đăng ngày: 12/02/2025
Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Đăng ngày: 11/02/2025
Một loại nhiên liệu bỗng chốc

Một loại nhiên liệu bỗng chốc "tái sinh" trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Trong lúc toàn thế giới đang hướng đến mục tiêu giảm tối đa lượng cacbon, không ai ngờ được loại nhiên liệu gây hại cho môi trường này đột nhiên "một bước lên mây".

Đăng ngày: 09/02/2025
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Đăng ngày: 08/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News