Phát hiện thiên thạch 4,5 tỷ năm tuổi, lóng lánh như vàng ròng ở sa mạc Gobi, Trung Quốc
Thiên thạch Phụ Khang 4,5 tỷ năm tuổi rơi xuống sa mạc Gobi, Trung Quốc, có vẻ đẹp ngoạn mục với các tinh thể óng ánh sắc vàng.
Năm 2000, một người leo núi đi bộ gần dãy núi Phụ Khang, Trung Quốc, phát hiện thiên thạch sắt xen lẫn đá, chứa đầy tinh thể giống như tổ ong. Hiện nay, đây là thiên thạch nổi tiếng nhất thế giới, theo IFL Science.
Mặt cắt của thiên thạch Phụ Khang tạo ra hiệu ứng màu sắc lấp lánh ánh vàng khi soi dưới nắng. (Ảnh: Wikimedia)
Thiên thạch Phụ Khang thuộc lớp thiên thạch hiếm gặp gọi là pallasite. Chúng có đặc trưng là các mảnh nhỏ tinh thể olivine (một loại khoáng chất silicate) chằng chịt giữa mạng lưới sắt – nickel. Khi cắt và mài bóng, pallasite để lộ những tinh thể trong suốt thường có màu xanh lá cây, hoặc đôi khi màu vàng, nâu hay vàng kim, kết quả từ quá trình phong hóa trên Trái Đất.
Loại thiên thạch trên được đặt tên theo Peter Simon Pallas, bác sĩ và nhà tự nhiên học Đức, người đầu tiên mô tả thiên thạch pallasite Krasnojarsk vào năm 1772. Khối sắt kỳ lạ này được tìm thấy bởi một thợ rèn ở Siberia đầu thế kỷ 18 và đưa tới St Petersburg để phân tích.
Do hình dáng khác thường và ấn tượng, pallasite là một trong những vật liệu ngoài hành tinh đầu tiên được nhận dạng và công nhận. Chúng cung cấp thông tin quan trọng và độc nhất về hệ Mặt Trời do hình thành cách đây 4,5 tỷ năm. Giới nghiên cứu cho rằng pallasite hình thành trong tiểu hành tinh bị biệt hóa (tiểu hành tinh tách thành hai phần gồm lớp lõi và lớp phủ do tác động của các quá trình nhiệt).
Theo O. Richard Norton, tác giả Bách khoa toàn thư thiên thạch Cambridge, trong quá trình biệt hóa, tinh thể tạo ra qua sự phân mảnh phân tách hai khoáng chất chính của thiên thể, tạo điều kiện cho khoáng chất olivine tích tụ bên trong tiểu hành tinh. Điều đó có thể lý giải tại sao pallasite quá hiếm gặp. Chúng chỉ chiếm chưa tới 0,2% tất cả thiên thạch đã biết trên Trái Đất.
Người leo núi tìm thấy thiên thạch Phụ Khang rất tò mò về tinh thể và kim loại khác lạ lộ ra từ mẫu vật nặng 1.003kg. Ông quyết định gửi một mẫu vật của khối đá để phân tích. Từ sau đó, thiên thạch bị chia thành nhiều mảnh, hé lộ hình dáng giống kính màu của nó. Cho tới nay, Phụ Khang vẫn là một trong số những thiên thạch được tìm kiếm nhiều nhất và có giá trị cao nhất hành tinh.
Tháng 2/2005, một mảnh lớn của mẫu vật nguyên bản xuất hiện ở Triển lãm đá quý và khoáng chất Tucson. Năm 2008, một khối lớn của thiên thạch Phụ Khang nặng khoảng 420 kg được bán đấu giá ở New York với mức giá dự kiến hơn 2 triệu USD. Tuy nhiên, người mua thay đổi quyết định và chọn phân khủng long hóa thạch. Năm 2021, nhà đấu giá Christie thông báo họ đã bán mẩu nhỏ của thiên thạch Phụ Khang với giá 30.000 USD.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm
Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.
