Giảm 10 độ C, miền Bắc chuyển mưa lạnh giữa nắng nóng: Đó là kiểu "thời tiết yo-yo" rất độc với sức khỏe

Hà Nội và các tỉnh thành từ Bắc Bộ đến Trung Bộ đang ở trong đợt nắng nóng đầu tiên của năm 2023. Với nền nhiệt trung bình trên 33 độ C, cá biệt một số tỉnh thành đã đạt mức nhiệt từ 38-39 độ C, khiến bạn nghĩ rằng mùa hè đã tới.

Nhưng theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết đợt nắng nóng đầu tiên này chỉ kéo dài 3 ngày. Cuối tuần, không khí lạnh đã tràn về khiến nhiệt độ tại Hà Nội chỉ còn ở ngưỡng 19-23 độ C. Có những tỉnh thành Bắc Bộ, nhiệt độ giảm xuống mức 17-18 độ C, trời rét nhẹ.

Biên độ nhiệt dao động lớn tới hơn 10 độ đặt chúng ta vào một cú "bẻ lái" của khí hậu, một hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là "thời tiết yo-yo". Nó có thể khiến cơ thể của chúng ta bất ngờ, không chuẩn bị kịp và đặt bạn vào nguy cơ dễ bị ốm, cảm lạnh, thậm chí đột quỵ.

Giảm 10 độ C, miền Bắc chuyển mưa lạnh giữa nắng nóng: Đó là kiểu thời tiết yo-yo rất độc với sức khỏe
Biên độ nhiệt dao động lên tới hơn 10 độ C tại Hà Nội vào cuối tuần này, theo dự báo của Weather.

Tiến sĩ Aaron Bernstein đến từ Trường Y tế Cộng đồng TH Chan, Đại học Harvard cho biết: "Cơ thể con người có khả năng thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Nhưng cơ chế đó không thể khởi động chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Phải mất nhiều ngày cho đến hai tuần thì cơ thể mới có khả năng thích nghi".

Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe trong những ngày "thời tiết yo-yo" này? Ai sẽ là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi nó nhất? Chúng ta cùng tìm hiểu:

Đó là "thời tiết yo-yo" và nó sẽ khiến bạn dễ bị ốm

Giảm 10 độ C, miền Bắc chuyển mưa lạnh giữa nắng nóng: Đó là kiểu thời tiết yo-yo rất độc với sức khỏe
Sự thay đổi thời tiết có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe con người. (Ảnh: Nimalspace).

"Biometeorology" hay khí tượng sinh học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của khí quyển lên sinh quyển, trong đó có sức khỏe con người. Lĩnh vực này những năm gần đây nhận được rất nhiều sự quan tâm, bởi biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu đang khiến những hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày một nhiều hơn.

Một trong số đó là sự thay đổi đột ngột của thời tiết trong những khoảng thời gian ngắn, trời đột ngột chuyển rét giữa nắng nóng hoặc ngược lại. Các chuyên gia khí tượng sinh học cho biết những biến động như vậy khiến thực vật và động vật hoang mang, làm xáo trộn sự cân bằng của các hệ sinh thái mỏng manh.

Cuối cùng, sự thay đổi thời tiết có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe con người. "Tôi gọi đó là hiện tượng 'thời tiết yo-yo', lên xuống thất thường. Nó giống như ăn kiêng yo-yo, cả hai đều có hại cho sức khỏe của bạn", tiến sĩ John Whyte, giám đốc y tế của WebMD cho biết.

Theo ông, "thời tiết yo-yo" thường gây ra một số triệu chứng như đau đầu, sốt, mệt mỏi hơn bình thường, sổ mũi và chảy nước mắt. Trong đó, sổ mũi là hiện tượng đầu tiên và phổ biến nhất.

Đó là bởi mũi là một lỗ mở trên cơ thể, nơi chứa rất nhiều mạch máu nhạy cảm với nhiệt độ. Các mạch máu này sẽ co lại khi trời lạnh và giãn ra khi nhiệt độ cao hơn.

Khi thời tiết thay đổi đột ngột và thất thường, sự co giãn mạch máu trong mũi sẽ kích thích phản ứng sổ mũi. Nó giống như khi bạn đang đi ngoài trời nắng và bước vào phòng điều hòa, mũi bạn sẽ chảy nước.

Áp suất khí quyển giảm khi trời trở mưa lạnh có thể khiến bạn bị đau đầu

Giảm 10 độ C, miền Bắc chuyển mưa lạnh giữa nắng nóng: Đó là kiểu thời tiết yo-yo rất độc với sức khỏe
Sự thay đổi thời tiết có thể kích hoạt cơn đau nửa đầu và nhiều dạng đau đầu khác. (Ảnh: Genk).

Đau đầu là triệu chứng thường gặp thứ hai khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là khi trời trở lạnh và mưa vào cuối tuần này ở Miền Bắc. Đó là do nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng sẽ làm giảm áp suất khí quyển.

Áp suất khí quyển là yếu tố chính quyết định áp suất riêng phần của oxy trong không khí mà chúng ta hít thở. Nếu áp suất khí quyển giảm, áp suất riêng phần của oxy cũng giảm.

Não bộ chúng ta rất nhạy cảm với sự thay đổi này của oxy. Do đó, vào những ngày áp suất khí quyển giảm, mạch máu trong não sẽ giãn ra để tăng lưu lượng oxy. Đối với một số người, điều này có thể kích hoạt cơn đau đầu, giống với khi bạn đi máy bay hoặc leo từ chân một ngọn núi lên đỉnh núi.

Vào năm 2015, các nhà nghiên cứu đã thu thập số liệu bán hàng của một loại thuốc đau đầu ở Nhật Bản và nhận thấy doanh số của chúng sẽ đạt đỉnh trong những ngày áp suất khí quyển giảm, báo trước thời tiết xấu.

Cùng năm đó, một nghiên cứu trên tạp chí The Journal of Headache and Pain của các nhà khoa học Đài Loan chỉ ra sự thay đổi thời tiết có thể kích hoạt cơn đau nửa đầu và nhiều dạng đau đầu khác.

Hãy cẩn thận với virus và những cơn cảm lạnh

Giảm 10 độ C, miền Bắc chuyển mưa lạnh giữa nắng nóng: Đó là kiểu thời tiết yo-yo rất độc với sức khỏe
Thay đổi nhiệt độ có thể làm tăng nguy cơ bạn bị nhiễm virus hoặc bị cảm lạnh. (Ảnh: Express).

Trong khi bản thân sự thay đổi nhiệt độ không khiến bạn bị ốm, nó có thể làm tăng nguy cơ bạn bị nhiễm virus hoặc bị cảm lạnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, virus gây cảm lạnh thông thường hoạt động mạnh nhất vào mùa đông và mùa xuân.

Một nghiên cứu năm 2015 trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia đã phát hiện ra nhiệt độ mát hơn giúp virus cảm lạnh sinh sôi mạnh hơn trong cơ thể vật chủ.

Akiko Iwasaki, đồng tác giả của nghiên cứu và là giáo sư về sinh học miễn dịch tại Trường Y Yale cho biết: "Bạn càng hít nhiều không khí lạnh, virus cảm lạnh thông thường càng dễ dàng nhân lên trong mũi.

Thời tiết "yo-yo" làm tăng hiệu ứng đó thêm một bậc, bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm hệ miễn dịch của chúng ta suy giảm. Tiến sĩ Whyte cho biết đó là bởi cơ thể chúng ta bị đặt vào trạng thái căng thẳng, và căng thẳng thì không tốt cho hệ miễn dịch.

Gaurab Basu, giám đốc Trung tâm Giáo dục & Vận động Bình đẳng Sức khỏe tại Liên minh Y tế Cambridge, đồng ý: "Cơ thể chúng ta có một trạng thái cân bằng tinh tế, nó luôn hoạt động chăm chỉ để duy trì một thân nhiệt nhất định cho cơ thể. Vì vậy, khi nhiệt độ đột ngột giảm, cơ thể phải tìm cách bù đắp cho hiện tượng cực đoan ấy".

Người cao tuổi mắc bệnh tim mạch và đột quỵ

Giảm 10 độ C, miền Bắc chuyển mưa lạnh giữa nắng nóng: Đó là kiểu thời tiết yo-yo rất độc với sức khỏe
Những người lớn tuổi mắc bệnh tim mạch cần cảnh giác với thời tiết yo-yo. (Ảnh: Men'shealth).

Tiến sĩ Whyte cho biết một đối tượng đặc biệt phải cảnh giác với "thời tiết yo-yo", đó là những người lớn tuổi mắc bệnh tim mạch. Một nghiên cứu trên tạp chí Lancet đã chỉ ra những ngày thời tiết thay đổi đột ngột gây ra nhiều ca tử vong vì đột quỵ.

Tiến sĩ Bernstein giải thích, đó là do căn thẳng nhiệt tạo ra các hormone căng thẳng có thể đặt trái tim và hệ tuần hoàn vào trạng thái căng thẳng. "Nhiệt độ giảm đột ngột có thể gây hạ thân nhiệt và dẫn tới việc máu trở nên đặc hơn, dễ tạo ra các cục máu đông dẫn đến đột quỵ, gây đau tim hoặc tắc nghẽn mạch máu vì xuất hiện máu đông ở các chi", ông nói.

Shingo Kajimura, một giáo sư khoa sinh học tế bào và mô tại Đại học California, San Francisco, cho biết thêm: "Khi tiếp xúc với cái lạnh, cơ thể cố gắng ngăn chặn sự mất nhiệt bằng cách co các mạch máu lại. Sự co rút mạch máu này có thể khiến nhịp tim và huyết áp tăng mạnh, là nguyên nhân gây ra đột quỵ hoặc đau tim".

Đó là lý do tại sao giáo sư Kajimura nhận được rất nhiều cuộc gọi cấp cứu vào lúc nửa đêm, đó là khi "những người lớn tuổi đứng dậy đi vệ sinh, và khi họ bước ra sàn lạnh, điều đó sẽ kích thích sự co thắt mạch máu", ông nói.

Đối phó với "thời tiết yo-yo" như thế nào?

Giảm 10 độ C, miền Bắc chuyển mưa lạnh giữa nắng nóng: Đó là kiểu thời tiết yo-yo rất độc với sức khỏe
Bạn có thể chủ động đối phó với dạng thời tiết cực đoan này bằng nhiều cách. (Ảnh: Quora).

Trong khi việc chống lại sự thay đổi đột ngột của thời tiết là không thể, bạn có thể chủ động đối phó với dạng thời tiết cực đoan này bằng nhiều cách.

Đầu tiên, hãy luôn chú ý giữ ấm cơ thể. Mặc quần áo mỏng nhưng nhiều lớp là lựa chọn thích hợp trong những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, vì bạn có thể chủ động cởi bớt hoặc khoác thêm áo theo cảm nhận của mình.

Có ý thức giữ nhiệt độ cơ thể vào ban đêm cũng sẽ giúp phòng tránh những cơn đột quỵ. Người già nên được khuyến khích đi tất đi ngủ vào những ngày thời tiết trở lạnh, hạn chế đi vệ sinh bên ngoài để tránh tiếp xúc với không khí lạnh, đặc biệt là khi gió mùa về ban đêm.

Uống đủ nước, ngủ đủ giấc và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là biện pháp để giữ cho hệ miễn dịch của bạn không bị suy giảm trong những ngày "thời tiết yo-yo". Bên cạnh đó, thực hành các biện pháp phòng chống lây nhiễm virus như đeo khẩu trang nơi công cộng, thường xuyên rửa tay và hạn chế cho tay lên mắt, mũi, miệng sẽ giúp bạn tránh được cảm lạnh.

Đối với những cơn sổ mũi do thời tiết, thuốc kháng histamine không kê đơn và thuốc xịt mũi có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian đến bác sĩ. Nếu bạn là người dễ bị đau đầu do thay đổi thời tiết và đã có thuốc theo toa, đảm bảo tuân thủ việc điều trị chúng trong những ngày "thời tiết yo-yo" này.

Còn nếu đó là lần đầu tiên bạn bị đau đầu do thay đổi thời tiết, hãy thử dùng thuốc trị nhức đầu cấp tính sớm, ngay sau khi các triệu chứng khởi phát. Nếu các triệu chứng không biến mất, có lẽ bạn sẽ cần tới gặp bác sĩ để bắt đầu thảo luận về tình trạng của mình. Một lần nữa, đừng quên bạn cần phải mặc đủ áo ấm khi ra ngoài trong những ngày này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!

Nếu nhựa chưa từng xuất hiện trên Trái đất, thì hành tinh của chúng ta sẽ khác đi rất nhiều so với hiện tại.

Đăng ngày: 25/03/2023
Có thể

Có thể "chiết xuất" từ khí trời, loại xăng mới lạ khiến châu Âu tụ họp

Châu Âu đang thảo luận cấp phép cho loại xăng bảo vệ môi trường, có thể được sản xuất bằng khí CO2 ngay trong không khí.

Đăng ngày: 24/03/2023
Bão bụi Trung Quốc biến Mặt trời thành màu xanh

Bão bụi Trung Quốc biến Mặt trời thành màu xanh

Sự tương tác giữa các hạt bụi và ánh sáng khiến Mặt trời ở Bắc Kinh chuyển màu xanh lam giống như trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 23/03/2023
Ô nhiễm ánh sáng đe dọa quan hệ cổ xưa giữa con người và bầu trời đêm

Ô nhiễm ánh sáng đe dọa quan hệ cổ xưa giữa con người và bầu trời đêm

Ngày 20/3, các nhà thiên văn học cảnh báo tình trạng ô nhiễm ánh sáng do số lượng vệ tinh quay quanh Trái đất gia tăng đang gây ra " mối đe dọa chưa từng có trên toàn cầu đối với tự nhiên".

Đăng ngày: 23/03/2023
Dự báo không khí lạnh tràn về Bắc Bộ khiến nhiệt độ giảm sâu sau đợt nắng nóng

Dự báo không khí lạnh tràn về Bắc Bộ khiến nhiệt độ giảm sâu sau đợt nắng nóng

Dự báo không khí lạnh tràn về Bắc Bộ từ 25/3 khiến nhiệt độ cao nhất tại khu vực này giảm gần 10 độ C, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang rét nhẹ.

Đăng ngày: 22/03/2023
Dữ liệu từ vệ tinh cho thấy, lượng nước biển dâng một năm bằng 365 triệu bể bơi

Dữ liệu từ vệ tinh cho thấy, lượng nước biển dâng một năm bằng 365 triệu bể bơi

Phân tích dữ liệu vệ tinh của NASA cho thấy, mực nước biển toàn cầu trung bình tăng 0,27cm từ năm 2021 đến năm 2022.

Đăng ngày: 22/03/2023
Trái đất vừa rơi vào

Trái đất vừa rơi vào "vùng nguy hiểm" chưa từng có trong 2 triệu năm

Một báo cáo sốc vừa được công bố bởi hội đồng tư vấn đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, trong đó cảnh báo một loạt thảm họa đang đe dọa Trái đất, bao gồm " đại hồng thủy" trăm năm có một sẽ trở lại mỗi năm.

Đăng ngày: 21/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News