Sóng nhiệt làm ấm cả nước dưới đáy đại dương

Một nghiên cứu mới cho thấy sóng nhiệt đang xảy ra dưới đáy các đại dương và để lại những tàn phá nặng nề.

Hiện nay, một cơn sóng nhiệt đang thấm vào vùng nước sâu hơn ở các đại dương. Nhóm nghiên cứu đã công bố phát hiện trên tạp chí Nature Communications số tháng 3.

Sóng nhiệt làm ấm cả nước dưới đáy đại dương
Sóng nhiệt dưới đại dương tồn tại lâu hơn sóng nhiệt trên bề mặt Trái đất, vì vậy hậu quả cũng thảm khốc hơn - (Ảnh: NASA).

“Đây là một hiện tượng toàn cầu. Chúng tôi đang chứng kiến các đợt nước nóng dưới đáy biển xảy ra xung quanh Úc và ở những nơi như biển Địa Trung Hải và Tasmania. Hiện tượng này không chỉ có ở Bắc Mỹ", tác giả nghiên cứu chính Dillon Amaya nói với trang Live Science.

Ông là một nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Khoa học vật lý của Cục Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA).

Đại dương đã hấp thụ khoảng 90% lượng nhiệt dư thừa từ sự nóng lên toàn cầu. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ thêm khoảng 1⁰C ở đại dương trong 100 năm qua, theo NASA.

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện dọc theo thềm lục địa gần Bắc Mỹ, các đợt nước nóng ở đáy đại dương kéo dài hơn so với các đợt sóng nhiệt tương tự trên bề mặt.

Họ cũng phát hiện những dao động nhiệt độ này có thể xảy ra đồng thời ở cả bề mặt và đáy biển ở cùng một vị trí, và phổ biến nhất ở những vùng nước nông.

Từ lâu, người ta biết rằng nhiệt độ nước dưới đáy đại dương tăng đột biến có thể tàn phá nặng nề hệ sinh thái biển. 

Nơi đây thường là nơi sinh sống của tôm hùm, sò điệp, cá bơn, cá tuyết và các sinh vật được đánh bắt thương mại khác.

Mặt khác, nhiệt độ đáy biển ấm lên có liên quan đến sự gia tăng quần thể cá mao tiên - một loài cá xâm lấn có gai độc và hiện tượng tẩy trắng san hô.

Từ năm 2013 đến năm 2016, vùng nước bề mặt của Thái Bình Dương dọc theo bờ biển Bắc Mỹ nóng lên, dẫn đến cái chết của 1 triệu con chim biển, vì nguồn thức ăn chính của chúng là cá đã bị cạn kiệt do sóng nhiệt.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài mực không chỉ bơi dưới biển mà còn có thể bay trên không trung

Loài mực không chỉ bơi dưới biển mà còn có thể bay trên không trung

Người ta biết chim có thể bay lượn tự do trên bầu trời nhưng ít ai biết loài mực dưới biển cũng có thể " bay". Đầu những năm 1890, một số người đã chứng kiến ​​cảnh mực "bay".

Đăng ngày: 31/03/2023
Cá mập trắng mang sẹo sau khi thoát khỏi 

Cá mập trắng mang sẹo sau khi thoát khỏi "sát thủ hàng loạt"

Nghiên cứu ảnh chụp năm 2017, chuyên gia phát hiện một con cá mập trắng có thể từng chạm trán cặp cá voi sát thủ chuyên ăn gan cá mập.

Đăng ngày: 30/03/2023
Lần đầu tiên ghi hình được cá mập miệng to bơi theo cặp

Lần đầu tiên ghi hình được cá mập miệng to bơi theo cặp

Cá mập miệng to đực, dài khoảng 3,7m, con lớn hơn dài 4,6m và chưa rõ giới tính, bơi cùng nhau với các giả thuyết chúng đang tán tỉnh hoặc kiếm ăn.

Đăng ngày: 29/03/2023
Cá mập hổ cát quý hiếm bị chặt mất đầu khi mắc cạn

Cá mập hổ cát quý hiếm bị chặt mất đầu khi mắc cạn

Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi trả lại đầu con cá mập hổ cát trôi dạt vào bờ biển Lepe ở Anh, khi đây là loài vật quý hiếm có thể phục vụ cho mục đích khoa học.

Đăng ngày: 23/03/2023
Poster phim

Poster phim "Nàng tiên cá" bị châm biếm vì sai kiến thức khoa học cơ bản

Hình poster để quảng bá cho bộ phim " Nàng tiên cá" phiên bản người đóng do hãng phim Disney sản xuất đã khiến nhiều nhà sinh vật học bức xúc vì sai trầm trọng kiến thức khoa học.

Đăng ngày: 20/03/2023
Chiêm ngưỡng loài động vật săn mồi kỳ lạ dưới biển sâu

Chiêm ngưỡng loài động vật săn mồi kỳ lạ dưới biển sâu

Vùng biển bờ Tây của Bắc Mỹ đang đứng trước nguy cơ trở thành vùng biển chết, và chỉ có thể được giải cứu nếu loài động vật ăn thịt này phục hồi.

Đăng ngày: 19/03/2023
Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật

Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật

Một con cá voi dị dạng kỳ lạ đã được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha.

Đăng ngày: 18/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News