Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!

Nếu nhựa chưa từng xuất hiện trên Trái đất, thì hành tinh của chúng ta sẽ khác đi rất nhiều so với hiện tại. Nếu nhựa chưa từng xuất hiện thì đại dương có trong xanh hơn, rừng cây bao phủ mọi nơi không, hay hành tinh của chúng ta sẽ biến đổi? Hãy tìm câu trả lời cho giả thiết thú vị này nhé!

Nhựa đã len lỏi vào cuộc sống của con người như thế nào?

Khi nhìn theo hướng khách quan, sự ra đời của nhựa có thể coi là một trong những phát minh quan trọng của loài người. Quả thực, nhờ có nhựa và các sản phẩm làm từ nhựa thì cuộc sống của con người đã dễ dàng hơn. Thế nhưng, loài người đang sống phụ thuộc vào nhựa.

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!
Nhựa và các sản phẩm từ nhựa đang khiến con người bị phụ thuộc vào chúng. (Ảnh: Tehran Times)

Trên thực tế, quần áo chúng ta đang mặc hiện nay được làm từ sợi nhân tạo có thành phần là nhựa, bởi lượng sợi tự nhiên là có hạn. Chế tạo mạch điện trong điện thoại di động, máy tính, tivi… đều đang sử dụng nhựa cách điện. Các loại nước lọc, nước giải khát đựng trong chai nhựa. 95% các loại nước tẩy rửa, nước giặt nằm trong các lọ nhựa, bình nhựa hoặc túi nhựa. Các vật dụng khác như dây câu, lưới cước, bỉm, tã lót,... đều có thành phần chính là hạt vi nhựa…

Ngay cả những sản phẩm dùng một lần như ly trà sữa, ly đựng cà phê, hộp đồ ăn nhanh, ống hút… đều làm bằng nhựa.

Nhưng sau đây là những con số cho thấy rác thải nhựa đã vượt khỏi tầm kiểm soát của loài người mà WHO thống kê được:

  • Từ những năm 1950, thế giới đã sản xuất ra 8,3 tỷ tấn nhựa, trong đó 6,3 tỷ tấn là rác thải nhựa. Trung bình mỗi năm, khoảng 300 triệu tấn rác thải được đưa vào môi trường và 8 triệu tấn rác thải đổ ra biển.

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!
Hơn 70% tổng số rác thải nhựa được đổ ra các bãi rác hoặc vứt bỏ trực tiếp ra môi trường tự nhiên. (Ảnh: CNN)

  • Hơn 70% tổng số rác thải nhựa được đổ ra các bãi rác hoặc vứt bỏ trực tiếp ra môi trường tự nhiên.
  • Theo dữ liệu thống kê từ 30 nước, có 1,2 tỉ tấn rác thải tập trung từ các vùng đô thị, từ 1,1-1,8 tỉ tấn công nghiệp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy hiểm.
  • Trong năm 2010, các đại dương đã phải hứng chịu khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa. Từ nay tới năm 2025, lượng rác nhựa thải vào đại dương có thể lên tới 155 triệu tấn.
  • Có tới hơn 800 loài sinh vật biển bị ảnh hưởng trực tiếp bởi rác thải nhựa, chưa bao gồm hậu quả đối với sức khỏe con người.

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!
Mỗi năm, khoảng 300 triệu tấn rác thải được đưa vào môi trường và 8 triệu tấn rác thải đổ ra biển. (Ảnh: CNN)

  • Tổ chức Bảo vệ môi trường biển Ocean Conservancy dự báo đến năm 2025, cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải biển.
  • Theo nghiên cứu của Deloitte, hàng năm có tới 1 triệu con chim biển và 100.000 rùa biển cùng các loài động vật có vú đã chết sau khi ăn phải đồ nhựa, hoặc bị mắc kẹt trong các bãi rác thải nhựa chìm nổi ở đại dương.

Điều gì xảy ra nếu Trái đất không còn nhựa?

Tất nhiên, vì những hậu quả và cả nguy cơ tương lai do rác thải nhựa gây ra nên chúng ta có xu hướng tin rằng: không có nhựa nữa là tốt nhất? Nhưng có thể, kết quả sẽ không hẳn như ta đang tưởng tượng. 

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!
Nếu sử dụng thủy tinh thay thế nhựa thì chi phí sản xuất khá tốn kém. (Ảnh: CNN)

Nhựa không bị phân hủy sinh học. So với các chất thải hữu cơ, nhựa phải mất hàng trăm, hàng nghìn năm mới có thể phân hủy. Nếu Trái đất không có nhựa, ô nhiễm đất và nước sẽ giảm đi rất nhiều. Thế nhưng, nhựa lại rất rẻ, việc sản xuất cũng linh hoạt, dễ dàng và đặc biệt, chúng không bị ảnh hưởng bởi nước. Đây cũng là lý do khiến nhựa trở thành một vật liệu khó thay thế trong cuộc sống của con người.

Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể dùng giấy và thủy tinh để thay thế nhựa. Tuy nhiên, chúng ta sẽ vấp phải những ảnh hưởng sau đây khi nhựa không còn hiện diện. Chi phí để sản xuất thủy tinh và giấy sẽ rất tốn kém. Không những vậy, ta vẫn biết, giấy được làm từ gỗ nên nếu sử dụng giấy thay thế hoàn toàn cho nhựa thì khả năng cao sẽ gây ra một thảm họa môi trường. Bởi cây cối sẽ bị khai thác nhiều hơn để sản xuất giấy. Trừ khi có một công nghệ mới hoàn toàn sản xuất ra giấy không từ gỗ - mà khi đó thì đâu chắc sẽ không có hậu quả tương tự như nhựa?

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!
Nếu sử dụng giấy thay thế hoàn toàn cho nhựa thì khả năng cao sẽ gây ra một thảm họa môi trường. (Ảnh: CNN)

Đặc biệt, ngành công nghiệp điện tử sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhựa được sử dụng ở hầu hết mọi thiết bị, chúng có trong máy tính, điện thoại thông minh… Nếu không có nhựa thì những đồ dùng này sẽ không xuất hiện hoặc được sản xuất với chi phí vô cùng đắt đỏ.

Làm thế nào để giảm thiểu rác thải nhựa?

Mặc dù hiểu rõ sự nguy hiểm của rác thải nhựa nhưng mỗi ngày người Việt đang thải ra ngoài môi trường 2.500 tấn rác nhựa (chủ yếu là túi nylon). Thống kê của Ngân hàng Thế giới công bố ngày 25/7/2022 cho thấy chất thải nhựa là loại phổ biến thu gom được trong các khảo sát thực địa tại Việt Nam, chúng chiếm 94% về số lượng và 71% trọng lượng chất thải phát sinh. Ước tính, với nhịp độ như hiện nay, đến năm 2030, lượng chất thải phát sinh của Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ 27 triệu lên 54 triệu tấn.

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!
Rác thải nhựa đang chiếm tới 94% về số lượng trong lượng rác thải phát sinh tại Việt Nam. (Ảnh: CNN)

Có thể thấy, một tương lai Trái đất không có rác thải nhựa sẽ rất khó để đạt được ngay lập tức. Nhưng, chúng ta vẫn có thể đối xử tốt với môi trường bằng cách hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Thay vào đó hãy sử dụng các loại sản phẩm khác như túi vải, cốc bằng sứ, thủy tinh…

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!
Chúng ta có thể đối xử tốt với môi trường bằng cách hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần. (Ảnh: CNN)

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!
Thay vì túi nylon, chúng ta có thể sử dụng túi vải để bảo vệ môi trường. (Ảnh: CNN)

Đặc biệt, bạn cần nhớ phân loại rác thải từ đầu nguồn, để chúng vào đúng điểm thu gom để việc xử lý và tái chế đạt hiệu quả hơn nhé.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Có thể

Có thể "chiết xuất" từ khí trời, loại xăng mới lạ khiến châu Âu tụ họp

Châu Âu đang thảo luận cấp phép cho loại xăng bảo vệ môi trường, có thể được sản xuất bằng khí CO2 ngay trong không khí.

Đăng ngày: 24/03/2023
Bão bụi Trung Quốc biến Mặt trời thành màu xanh

Bão bụi Trung Quốc biến Mặt trời thành màu xanh

Sự tương tác giữa các hạt bụi và ánh sáng khiến Mặt trời ở Bắc Kinh chuyển màu xanh lam giống như trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 23/03/2023
Ô nhiễm ánh sáng đe dọa quan hệ cổ xưa giữa con người và bầu trời đêm

Ô nhiễm ánh sáng đe dọa quan hệ cổ xưa giữa con người và bầu trời đêm

Ngày 20/3, các nhà thiên văn học cảnh báo tình trạng ô nhiễm ánh sáng do số lượng vệ tinh quay quanh Trái đất gia tăng đang gây ra " mối đe dọa chưa từng có trên toàn cầu đối với tự nhiên".

Đăng ngày: 23/03/2023
Dự báo không khí lạnh tràn về Bắc Bộ khiến nhiệt độ giảm sâu sau đợt nắng nóng

Dự báo không khí lạnh tràn về Bắc Bộ khiến nhiệt độ giảm sâu sau đợt nắng nóng

Dự báo không khí lạnh tràn về Bắc Bộ từ 25/3 khiến nhiệt độ cao nhất tại khu vực này giảm gần 10 độ C, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang rét nhẹ.

Đăng ngày: 22/03/2023
Dữ liệu từ vệ tinh cho thấy, lượng nước biển dâng một năm bằng 365 triệu bể bơi

Dữ liệu từ vệ tinh cho thấy, lượng nước biển dâng một năm bằng 365 triệu bể bơi

Phân tích dữ liệu vệ tinh của NASA cho thấy, mực nước biển toàn cầu trung bình tăng 0,27cm từ năm 2021 đến năm 2022.

Đăng ngày: 22/03/2023
Trái đất vừa rơi vào

Trái đất vừa rơi vào "vùng nguy hiểm" chưa từng có trong 2 triệu năm

Một báo cáo sốc vừa được công bố bởi hội đồng tư vấn đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, trong đó cảnh báo một loạt thảm họa đang đe dọa Trái đất, bao gồm " đại hồng thủy" trăm năm có một sẽ trở lại mỗi năm.

Đăng ngày: 21/03/2023
Nước phóng xạ Fukushima có đe dọa Thái Bình Dương?

Nước phóng xạ Fukushima có đe dọa Thái Bình Dương?

Nhà chức trách Nhật Bản đang chuẩn bị đổ nước thải phóng xạ đã qua xử lý xuống Thái Bình Dương, gần 12 năm sau thảm họa hạt nhân Fukushima.

Đăng ngày: 21/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News