Biến rác thải nhựa không thể tái chế thành khối xây dựng
Công ty khởi nghiệp ByFusion sản xuất các khối ByBlock từ rác thải nhựa có thể dùng để xây dựng tường rào, sân công cộng, bến xe buýt, đến các tòa nhà.
Mỗi năm, người Mỹ tạo ra khoảng 42 triệu tấn nhựa dùng một lần, nhưng chỉ 9% trong số đó được tái chế. Một phần là do các cơ sở xử lý rác hiện tại không thể theo kịp tốc độ sản xuất nhựa của đất nước. Một lý do khác đơn giản là vì một số loại nhựa không thể tái chế. Công ty khởi nghiệp ByFusion có trụ sở tại Los Angeles đang thực hiện sứ mệnh thay đổi điều đó.
ByFusion sử dụng lực nén kết hợp với hơi nước để tạo hình tất cả các loại nhựa, bao gồm cả những loại khó tái chế nhất, thành các khối xây dựng.
Để tạo ra chúng, ByFusion sử dụng những cỗ máy được cấp bằng sáng chế có tên là Blocker. Blocker có thể xử lý trực tiếp rác thải nhựa mà không cần phân loại hay làm sạch, nhờ đó tiết kiệm đáng kể thời gian và nguồn lực.
Các khối xây dựng ByBlock được tạo ra bằng cách ép rác thải nhựa. (Ảnh: ByFusion)
Sản phẩm sau khi ép, ByBlock, có kích thước tiêu chuẩn 6 x 8 x 8 inch (0,4 x 0,2 x 0,2 m) với ba biến thể: một mẫu có các chốt để khóa vào nhau; mẫu thứ hai phẳng hoàn toàn ở các mặt để dễ dàng gắn kết với vật liệu xây dựng khác; và loại còn lại là sự kết hợp của cả hai. ByFusion cũng đang nghiên cứu phát triển các khối hình lập phương với kích thước nhỏ hơn.
Mỗi khối ByBlock nhẹ hơn 10 pound (4,5 kg) và bền hơn các khối xi măng rỗng. Chúng có thể để ngoài trời, nhưng vì nhựa dễ bị tác động bởi ánh nắng, các dự án ngoài trời cần được phủ một lớp sơn trong, hoặc kết hợp với một vật liệu chịu thời tiết khác.
Một phần tường rào được xây bằng ByBlock. (Ảnh: ByFusion)
Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, ByFusion đã xây dựng được một cơ sở sản xuất đầy đủ ở Los Angeles, nơi có thể xử lý 450 tấn nhựa mỗi năm. Bên cạnh đó, công ty đang cung cấp 12 máy Blocker khác trên khắp đất nước.
Đến nay, ByFusion đã tái chế 103 tấn nhựa và đặt mục tiêu 100 triệu tấn vào năm 2030. Công ty hy vọng có thể lắp đặt ít nhất một máy Blocker ở mỗi thành phố để thu gom và xử lý rác thải.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam
Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?
Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr
