Sóng nhiệt "thiêu đốt" châu Á: El Nino có khả năng làm cho mọi thứ tồi tệ hơn

Theo tờ The Straits Times (Singapore), các nhà khí tượng học mới đây đã ghi nhận mức nhiệt độ lên tới 45 độ C ở Ấn Độ, Thái Lan và Myanmar; 42-43 độ C ở Bangladesh, Lào, Nepal và Trung Quốc. Đây là mức nhiệt mà hầu hết các quốc gia này chưa từng trải qua trong nhiều thập kỷ.

Nhà khí hậu học kiêm nhà sử học thời tiết Maximiliano Herrera cho biết, lục địa này đang trải qua "đợt nắng nóng tháng 4 tồi tệ nhất" trong lịch sử.

"Tình hình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn", ông cảnh báo.

Các nhà khí hậu học cho biết, đây mới chỉ là khởi đầu của một đợt khô hạn kéo dài có thể trở nên trầm trọng hơn do hiện tượng thời tiết El Nino được dự báo sẽ xuất hiện vào cuối năm 2023.


Các bang ở miền Đông và miền Bắc Ấn Độ đang trải qua đợt nắng nóng bất thường. (Ảnh minh họa: Times of India).

Cuộc sống bị đảo lộn

Ít nhất 13 người tử vong vì say nắng ở bang Maharashtra, phía tây Ấn Độ, gần đây. Ở Ahmedabad, thành phố đông dân nhất bang Gujarat, không khí nóng đến mức nhựa đường mới trải chưa kịp khô đã tan chảy.

Ít nhất 2 bang khác ở Ấn Độ - Tripura ở phía đông bắc và Tây Bengal ở phía đông - đã yêu cầu đóng cửa các trường học trong bối cảnh nhiệt độ tăng trên 40 độ C.

Tình hình nắng nóng cũng khiến Bangkok (Thái Lan) cảnh báo người dân hạn chế ra ngoài. Tại quận Bagna, nhiệt độ lên tới 42 độ C, trong khi chỉ số nhiệt, bao gồm độ ẩm và các chỉ số đo lường cảm giác về nhiệt độ - đạt mức kỷ lục 54 độ C, đài ABC News dẫn thông tin từ Cục Khí tượng Thái Lan.

Ông Mon Lauron, một nhà tư vấn kinh doanh ở Manila, cho biết ông đến trung tâm thương mại thường xuyên hơn để tránh nắng nóng gay gắt.

Tại Yangon, Myanmar, tài xế taxi Ko Thet Aung, tiết lộ, anh phải dừng lái xe vào thời điểm nóng nhất trong ngày.

"Tôi không thể lái xe nếu nhiệt độ quá nóng vào ban ngày", anh nói.

Nhu cầu điện tăng cao khiến lưới điện ở các quốc gia thu nhập thấp như Bangladesh quá tải. Quốc gia này buộc phải cắt điện của hàng triệu người tiêu dùng.

"Thật khó để chúng tôi ngủ vào ban đêm khi không có điện, điều đó còn khổ sở hơn việc nhịn ăn cả ngày", ông Munna Khan, một cư dân ở thị trấn Ashulia, ngoại ô thủ đô Dhaka, nói.

Các nhà khoa học nói rằng, biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến thời tiết ngày càng ấm lên.

Tuy nhiên, theo nhà khí tượng học Jason Nicholls, chính các hoạt động do con người gây ra đang khiến các đợt nắng nóng kéo dài hơn và ở cường độ cao hơn.

Tiến sĩ Fahad Saeed, chuyên gia về chính sách khí hậu tại tổ chức Phân tích Khí hậu (Đức), cho biết: "Nắng nóng kỷ lục năm nay ở Thái Lan, Trung Quốc và Nam Á là một xu hướng khí hậu rõ ràng và sẽ gây ra những thách thức về sức khỏe cộng đồng trong nhiều năm tới".


Ảo ảnh hình thành trên đường Kartavya do nắng nóng ở Ấn Độ. (Ảnh: Getty).

"Nắng nóng khắc nghiệt mà chúng ta chứng kiến trong vài ngày qua sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến người nghèo. Nó thậm chí có thể đe dọa tính mạng đối với những người không được tiếp cận với hệ thống làm mát hoặc nơi trú ẩn thích hợp", ông nói.

El Nino có khả năng làm cho mọi thứ tồi tệ hơn

Ông Carlo Buontempo, Giám đốc Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus thuộc Liên minh châu Âu, nói với Reuters: "El Nino thường liên quan đến nhiệt độ tăng cao kỷ lục ở cấp độ toàn cầu. Vẫn chưa biết liệu điều này có xảy ra vào năm 2023 hay 2024 hay không nhưng theo tôi, khả năng xảy ra là có".

Năm trái đất nóng kỷ lục từng được ghi nhận cho đến nay là năm 2016, trùng với hiện tượng El Nino mạnh.

Giáo sư Friederike Otto, giảng viên cao cấp tại Viện Grantham thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh), cho biết: “Nếu El Nino phát triển, rất có thể năm 2023 sẽ còn nóng hơn năm 2016, khi trái đất tiếp tục ấm lên do con người tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Đăng ngày: 02/07/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Đăng ngày: 26/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News