Sóng vô tuyến quyết định các dịch vụ khí tượng
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc ngày 18/1 cảnh báo việc sử dụng các dải tần số vô tuyến đang tăng lên từ công nghệ không dây và ứng dụng đa dạng khác có thể cản trở nỗ lực quan sát Trái Đất phục vụ nhu cầu khí tượng thủy văn.
Phóng viên tại Liên hợp quốc dẫn báo cáo của WMO cho biết các dịch vụ dự báo thời tiết, biến đổi khí hậu, cảnh báo sớm thảm họa, giám sát thời tiết và các dịch vụ về nước trên thế giới phụ thuộc hoàn toàn vào các dải tần số sóng vô tuyến đang được các cơ quan khí tượng thủy văn sử dụng.
WMO nhấn mạnh nhờ quan sát Trái Đất, bầu khí quyển và các đại dương, các cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia có thể cung cấp các cảnh báo sớm thảm họa thiên nhiên và môi trường, dự báo thời tiết và đánh giá nguồn nước toàn cầu, bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất và thúc đẩy phát triển bền vững.
Theo WMO, các dải tần số sóng vô tuyến có tầm quan trọng thiết yếu đối với cả việc thu thập các dữ liệu quan sát và phổ biến các dữ liệu này đến toàn xã hội. Vì vậy, hội nghị thông tin vô tuyến thế giới trong tuần tới phải coi trọng nhu cầu này của các cơ quan khí tượng thủy văn toàn cầu để các cơ quan này luôn có sẵn và bảo vệ được các dải tần số sóng vô tuyến đặc thù nhằm thu thập và phổ biến các dữ liệu cần thiết, bởi quản lý tốt các dải tần số vô tuyến có tầm quan trọng sống còn đối với chất lượng và độ chính xác của các dự báo và cảnh báo sớm về khí tượng thủy văn.
Tổng Thư ký WMO Michel Jarraud lưu ý rằng các thảm họa khí hậu và liên quan đến nước chiếm tới 90% thảm họa thiên nhiên nên các dải tần số sóng vô tuyến là thành phần căn bản của các hệ thống cảnh báo sớm các thảm họa.
Những dữ liệu quan sát Trái Đất từ các thiết bị cảm biến đặt trên vũ trụ và xử lý các dữ liệu này dưới nhiều hình thức khác nhau đã góp phần quyết định thúc đẩy các tiến bộ gây ấn tượng về phân tích và dự báo thời tiết và biến đổi khí hậu, cảnh báo sớm các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như gió nóng, bão lũ, mưa lớn, xoáy lốc… Những tiến bộ này tác động rất lớn đến dân cư và các nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây.

Những hệ thống vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới
Vũ khí quân sự luôn là 1 phương diện để thể hiện sức mạnh của mỗi quốc gia, trong đó có vũ khí hạt nhân. Dưới đây là danh sách những loại vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới.

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương
Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới
Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động
Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh
Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương
Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.
