Sóng wifi gây ung thư?

Đã có rất nhiều cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực của sóng wifi với sức khỏe con người nói chung và trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, mọi nghiên cứu đưa ra mới dừng ở mức "có thể".

Mới đây, Thị trưởng Livio Tola tại thị trấn Borgofranco d'lvra in Piedmont của Italia đã ra quyết định gây tranh cãi: Yêu cầu tắt wifi ở hai trường học trong thị trấn vì lo ngại sóng điện từ phát ra từ thiết bị này gây nguy hại cho trẻ em.


Wifi thuộc trường điện từ tần sóng vô tuyến RF/EMF là tác nhân gây ung thư nhóm 2B.

"Không phải chúng tôi chống lại công nghệ, mà chọn lựa của chúng tôi đơn thuần như một biện pháp phòng ngừa", ông nói. "Chúng tôi không thể chắc sóng điện từ có gây hại hay không. Nhưng rất có thể 20 năm sau, có người phải cảm ơn chúng tôi".

Có rất nhiều cảnh báo về những nguy cơ mà wifi có thể gây ra, đồng thời nó còn gây hiểu nhầm hoặc bị cường điệu hóa. Tổ chức Y tế Thế giới còn đang tiếp tục nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng của các bộ định tuyến không dây.

Cần lưu ý rằng, trong khi WHO xếp sóng wifi thuộc trường điện từ tần sóng vô tuyến RF/EMF - là tác nhân gây ung thư nhóm 2B - tức ở mức tiếp xúc nhất định, dưới điều kiện nhất định thì có thể đủ hại để gây bệnh thì cần lưu ý rằng, cà phê cũng bị xếp ở nhóm này.

Trong khi Sir William Stewart - Chủ tịch cơ quan bảo vệ sức khoẻ Anh - khẳng định hiện đã có những bằng chứng cho thấy sóng bức xạ phát ra từ các thiết bị như điện thoại di động hay bộ phát sóng wifi dù ở mức thấp có những tác động không tốt đến sức khoẻ con người thì các chuyên gia khác lại tỏ ra không đồng tình với quan điểm này.

Lawrie Challis, giáo sư Đại học Nottingham kiêm chủ tịch uỷ ban quản lý chương trình của Tổ chức nghiên cứu sức khoẻ và viễn thông di động khẳng định: "Sóng wifi hầu như không có bất kỳ tác động xấu nào đến sức khoẻ. Các bộ phát sóng wifi thường không mạnh và ở cách xa người dùng".

Cũng có nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong khi bộ định tuyến không dây làm phát ra bức xạ, thì loại bức xạ này có năng lượng cực kỳ thấp và không ion hóa, nghĩa là nó không có sức mạnh để ảnh hưởng đến các tế bào của con người.

Ánh sáng mặt trời còn nguy hiểm và ion hóa hơn, với khả năng thay đổi kết cấu ADN và gây ung thư.

Theo giáo sư Malcolm Sperrin, một chuyên gia y tế thì: "Sóng wifi là sóng radio cường độ thấp có bước sóng tương tự như bước sóng radio sử dụng trong các lò vi sóng. Nhưng cường độ sóng wifi thấp hơn 100.000 so với cường độ sóng trong lò vi sóng".

Suốt 30 năm trở lại đây, đã có khoảng 2.000-3.000 nghiên cứu về sóng radio được tiến hành. Kết quả 50% cho rằng không có bằng chứng về các tác hại và 50% cho rằng có.

Và, trong lúc chờ đợi những nghiên cứu khẳng định rõ ràng về việc sóng wifi lợi hay hại, chúng ta cũng không nên cả ngày ôm lấy máy tính, điện thoại di động hay các thiết bị điện tử không dây; để không chỉ sống trong môi trường ảo; để tăng cường vận động thể chất hơn nhằm nâng cao sức khỏe, tương tác với con người và xã hội thực tế.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News