Sốt xuất huyết vào mùa dịch ở miền Nam
6 tháng đầu năm, thành phố có 4.633 ca sốt xuất huyết, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tuần từ ngày 29/5 đến 4/6 có 97 người nhập viện.
Miền Nam vào mùa dịch sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue là một trong những bệnh do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm khoảng 96 triệu người mắc bệnh, với 500.000 trường hợp nặng cần nhập viện, khoảng 12.500 ca tử vong. Bệnh này ở các nước trong khu vực Đông Nam Á có xu hướng gia tăng qua các năm, dịch lớn từng xảy ra tại Campuchia, Philippines, Lào, Malaysia và Singapore.
Phòng diệt muỗi là cách phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả.
Phát biểu tại buổi họp báo công bố chuỗi sự kiện hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết” cấp quốc gia lần 5 vào chiều 12/6, Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, cho biết mục đích của chương trình nhằm nâng cao ý thức cộng đồng và tăng cường sự phối hợp của các cấp chính quyền, ban ngành trong công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Sự kiện năm nay với chủ đề “Cộng đồng cùng hành động phòng, chống sốt xuất huyết” do Bộ Y tế và UBND TP HCM phối hợp tổ chức từ tháng 5 đến tháng 8 với nhiều hoạt động tập trung tuyên truyền người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết, diệt muỗi và bọ gậy/lăng quăng.
Ban tổ chức xây dựng gian hàng “Phòng, chống sốt xuất huyết” trong ngày hội Chăm sóc sức khỏe trẻ em tại công viên 23/9, truyền thông trên các tuyến xe buýt, tổ chức cuộc thi làm phim ngắn “Phòng, chống sốt xuất huyết”. Một đoàn “Xe đặc nhiệm phòng, chống sốt xuất huyết” sẽ đến 8 tỉnh thành Cần Thơ, Vĩnh Long, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Đăk Lăk, để tuyên truyền người dân phòng chống sốt xuất huyết.
Sáng 14/6 sẽ diễn ra lễ mít tinh quy tụ 3.000 người tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7. Thông qua chuỗi hoạt động này, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân, mỗi thành viên trong hộ gia đình có trách nhiệm cùng chung tay tham gia phòng chống sốt xuất huyết với những hành động đơn giản, thiết thực nhằm hướng tới mục tiêu “Không có lăng quăng/bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.
Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cho biết hiện sốt xuất huyết chưa có văcxin nên người dân cần nâng cao ý thức phòng ngừa bằng cách triệt tiêu những nơi lăng quăng/bọ gậy sinh sôi, không để chúng có thời gian phát triển thành muỗi (theo chu trình 7 ngày).
Đặc biệt vào mùa mưa, nên tránh để nước mưa tồn đọng trong những vật dụng cũ, chậu hoa, bể, hồ nước. Cần dọn dẹp và cọ rửa các khu vực này sạch sẽ, khô thoáng ít nhất mỗi tuần một lần. Đậy kín các chum, lu, bình chứa nước không để cho muỗi đẻ trứng. Mặc quần áo dài tay, ngủ mùng. Đuổi muỗi bằng nhang trừ muỗi, thoa kem chống muỗi hoặc dùng màn (mùng) chống muỗi. Xịt hóa chất diệt côn trùng theo hướng dẫn sử dụng.
Theo ông Lân, các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu chế tạo văcxin phòng sốt xuất huyết. Riêng tại Viện Pasteur, công tác này được triển khai từ năm 2011 với kết quả thu được khá khả quan. Các chuyên gia đặt mục tiêu năm 2017 sẽ nghiên cứu xong văcxin và kỳ vọng sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh xuống còn 56,5%, giảm tỷ lệ tử vong xuống 67,2%, giảm 80% trường hợp nặng.
Nhằm kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước ASEAN chung tay phòng chống dịch bệnh đồng thời học tập, chia sẻ kinh nghiệm nhằm hướng tới một cộng đồng không có sốt xuất huyết, tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế các nước ASEAN lần 10 tổ chức tại Singapore tháng 7/2010, đại diện các tổ chức và quốc gia liên quan đã thông qua quyết định chọn ngày 15/6 hàng năm là “Ngày ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết”. Theo đó, lễ mít tinh sẽ được tổ chức thường niên theo mỗi quốc gia và mít tinh cấp khu vực tổ chức luân phiên mỗi năm tại các nước thành viên.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần
Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...
