SpaceX lần thứ 9 phóng thành công tên lửa lên trạm ISS
Với lần thứ 9 thực thi sứ mệnh cao cả của mình trong quá trình phát triển khoa học và công nghệ, khi phóng thành công lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào ngày 18/7, SpaceX đã chạm tay vào hai danh hiệu lịch sử của thế giới.
Nó đã lần thứ hai tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ mang về một máy tăng thế tên lửa quỹ đạo cho Cape Canaveral, địa điểm hạ cánh tại Florida. Đồng thời, SpaceX đã phá vỡ kỷ lục trước đó của mình khi thực hiện số lần phóng nhiều nhất trong một năm - 7 nhiệm vụ thành công rực rỡ chỉ tính riêng trong năm 2016.
Nhìn chung, hai mức kỷ lục trên đóng một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc minh chứng cho thành quả và tiềm lực của công ty tên lửa do CEO Elon Musk điều hành, kết hợp cả hai yếu tố giữa sự uy tín và chất lượng - nâng cấp và cải tiến mẫu tên lửa đầu tiên một cách toàn diện và hiệu quả, có khả năng tiếp tục được sử dụng nhiều lần, qua đó thống trị ngành công nghiệp hàng không vũ trụ với chi phí cũng như năng suất đứng đầu thế giới.
Nhiệm vụ bắt đầu vào lúc 12:45 giờ chuẩn miền Đông (EST), được tiến hành nhằm mục đích vận chuyển một phi thuyền Dragon cùng 2,5 tấn hàng hóa thiết yếu bên trong khoang chứa lên Trạm Vũ trụ ISS. Bên cạnh thức ăn, nước uống và cả dưỡng khí, những trang bị và viện trợ trên còn bao gồm rất nhiều công cụ nghiên cứu của NASA trong việc thử nghiệm những công nghệ vũ trụ mới và cả những dự án liên quan đến cơ thể con người.
Ngoài ra, Dragon cũng mang theo một bộ tiếp hợp, vốn được dành cho ISS để lắp đặt trong tương lai cho những phi thuyền có thể gắn kết dễ dàng hơn vào trạm. Thực ra, SpaceX đã dự định mang nó lên vào năm ngoái, thế nhưng tên lửa Falcon 9 không may đã gặp sự cố và phát nổ, khiến cho kế hoạch bị hoãn lại trong 6 tháng nhằm tính toán và cải thiện thêm trước khi công ty quyết định tiếp tục tiến hành quy trình theo dự kiến. Hơn nữa, cụm tiếp hợp trên cũng là một yếu tố tối quan trọng cho những thành quả và dự án của Elon Musk dành cho các thế hệ phi thuyền tiếp theo.
SpaceX đã phá vỡ kỷ lục trước đó của mình khi thực hiện số lần phóng nhiều nhất trong một năm.
Mặc dù mục tiêu chính của nhiệm vụ lần này là vận chuyển thành công khối lượng hàng hóa cần thiết lên ISS, các chuyên gia và tín đồ công nghệ nói chung trên thế giới lại có vẻ tập trung quan tâm nhiều hơn đến sự kiện SpaceX mang về chiếc máy tăng thế tại Cape Canaveral, cũng là nơi mà công ty đã sản xuất thành công mẫu tên lửa hiện đại có thể sử dụng nhiều lần như đã đề cập. Cụ thể, đây là lần thứ hai SpaceX đã hoàn thành sứ mệnh được giao phó (lần đầu tiên là vào cuối năm 2015 trong một lần phóng vệ tinh). Bên cạnh đó, 3 máy tăng thế khác cũng được cho là đã trở về thành công trên những cơ sở hạ cánh trên biển.
Việc hạ cánh thành công tên lửa quỹ đạo là bước đầu tiên quyết cho quy trình tái sử dụng của công ty, như SpaceX có thể cắt giảm 30% chi phí so với thông thường (một lần phóng tiếp theo của SpaceX chỉ tốn 62 triệu USD, rẻ hơn 40 triệu USD so với các hãng sản xuất khác).
Cũng phải nói thêm, Blue Origin, nhà sản xuất công nghệ vũ trụ được sáng lập bởi Jeff Bezos - CEO của Amazon - cũng đã phát triển thành công mẫu tên lửa tái sử dụng gọn nhẹ hơn, nhưng tầm bay không thể cạnh tranh với khả năng của các tên lửa do SpaceX chế tạo như Falcon 9. Dù sao thì họ cũng đã công bố là sẽ sớm ra mắt nguyên bản hoàn chỉnh với hiệu năng tốt hơn nhiều so với sản phẩm hiện tại.
Về phần SpaceX, công ty cũng đang gấp rút và tập trung cao độ chế tạo thêm những thế hệ tên lửa mới. Dù từng bị chỉ trích và nhận được nhiều sự thất vọng trước đó vì những trì hoãn thất thường, nhưng hiện tại họ lại đang dẫn đầu thế giới, vượt qua thống kê ghi lại 6 lần phóng/năm trong năm 2014 và 2015. Còn đối với năm 2016, SpaceX hy vọng họ có thể chạm đến con số 18 lần. Trong khi đó, đối thủ lớn nhất của SpaceX trong thị trường nội địa, mới chỉ đạt được tổng số 5 lần phóng tính đến thời điểm hiện tại trong năm 2016.
Kế hoạch dự kiến của SpaceX hướng đến tần suất phóng tên lửa lên đến... mỗi tuần để có thể khẳng định chất lượng cũng như uy tín của mình với các khách hàng và đối tác. Nhất là khi mục tiêu hết năm của họ đề cập đến một con số đáng kể như vậy, cũng dễ hiểu cho sự "nóng lòng" và hối hả ấy, đặc biệt là khi công ty đang dần hoàn thiện công nghệ và hệ thống bơm nhiên liệu tiên tiến của mình, giúp cho tên lửa có thể bay lên độ cao và tốc độ nhanh hơn nhiều so với hiện tại.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
