SpaceX mang tham vọng tái sử dụng tên lửa phóng tàu vũ trụ
Một nhiệm vụ cung cấp nhu yếu phẩm cho trạm vũ trụ quốc tế ISS cũng sẽ thay đổi hoàn toàn tương lai của ngành thám hiểm vũ trụ và giúp giảm thiểu hàng chục triệu USD mỗi năm cho hành trình vào không gian của loài người.
Trong ngày 6/1 sắp tới, SpaceX, công ty do tỷ phú Elon Musk (PayPal, Tesla...) sáng lập sẽ thực hiện một thử nghiệm vô cùng táo bạo: phi thuyền CRS-5 chứa thực phẩm, các vật dụng thí nghiệm và 2 vệ tinh siêu nhỏ cubesat sẽ sử dụng 1 tên lửa cho phép tái sử dụng. Sau khi phóng thành công phi thuyền này, SpaceX sẽ điều khiển tên lửa đẩy nói trên về một dàn nổi tương tự như dàn lọc dầu trên biển.
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX
Thông thường, tên lửa đẩy nhiều tầng của tàu vũ trụ sẽ bị hủy bỏ và rơi thẳng xuống biển. SpaceX đã thực hiện một nhiệm vụ tưởng chừng như không tưởng nhằm tái sử dụng tên lửa đẩy tầng 1 (tầng ở dưới cùng và cũng là tầng lớn nhất): tên lửa tầng 1 thường cao bằng tòa nhà 14 tầng và có tốc độ trở về trái đất là 1.300m/s.
Song, nếu thành công, SpaceX sẽ giúp giảm thiểu hàng ngàn đô la chi phí cho mỗi lần phóng tên lửa. Thành tựu này sẽ giúp cách mạng hóa hành trình vào không gian của con người.
Một nhiệm vụ cung cấp nhu yếu phẩm cho trạm vũ trụ quốc tế ISS cũng sẽ thay đổi hoàn toàn tương lai của ngành thám hiểm vũ trụ.
Mục tiêu của SpaceX là đưa tên lửa có chân đỡ của mình về trạng thái lơ lửng phía trên khu vực hạ cánh với hy vọng rằng quá trình hạ cánh sẽ không khiến tên lửa đẩy bị hư hỏng hoàn toàn. Trải qua quá trình thử nghiệm, SpaceX cũng thực hiện bộ số thay đổi về mặt thiết kế, ví dụ như thêm các cánh lái vào bộ cánh hình chữ X của tên lửa đẩy nhằm tránh hiện tượng xoay vòng khi hạ cánh. Trong các thử nghiệm trước, công ty của Elon Musk đã từng đưa tên lửa về mặt biển thành công, song đây sẽ là lần đầu tiên dàn hạ cánh được sử dụng để thu tên lửa về tái chế.
Bán kính hạ cánh của tên lửa đẩy chỉ là 10 mét
Trước đó, vào tháng 3, Elon Musk từng tuyên bố sẽ hạ cánh tên lửa xuống khu vực Cape Canaveral vào cuối năm. Đến tháng 12, một thử nghiệm động cơ tên lửa gặp thất bại đã khiến SpaceX buộc phải đẩy lùi ngày thử nghiệm chính thức đến đầu tháng 1. Sự kiện tàu vũ trụ cung cấp nhu yếu phẩm của Orbit Science phóng thất bại vào tháng 10 cũng khiến SpaceX phải đẩy lùi ngày phóng CRS-5 nhằm trang bị thêm hàng hóa đưa lên ISS.
Vào tháng 10, Musk cũng tuyên bố trong một hội thảo tổ chức tại ĐH MIT rằng xác suất hạ cánh thành công trong khoảng 10 thử nghiệm trước đó của SpaceX là 50%.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
