SpaceX phóng thành công vệ tinh tình báo Mỹ và đáp tên lửa Falcon 9 xuống đất an toàn

Giấc mơ về một đội ngũ tên lửa tái sử dụng mạnh mẽ của Elon Musk không còn xa nữa.

Lúc 7 giờ 15 phút chiều theo giờ Đông Bắc Mỹ (ET) tức 18 giờ 15 phút tối theo giờ Việt Nam, chiếc tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã thành công trong việc mang theo vệ tinh bí mật của Cộng đồng Tình báo Mỹ lên quỹ đạo rồi đáp trở lại bệ phóng đặt dưới mặt đất.


Hệ thống đẩy của Falcon 9 đã xuống mặt đất an toàn.

Đáng lẽ ra, SpaceX đã cho phóng tên lửa từ ngày 30/4 nhưng sự cố về cảm biến đã khiến sự kiện phóng phải dời lại sang ngày mùng 1 tháng 5.

Lần phóng tàu này đánh dấu mốc lần thứ 4, SpaceX đã đưa hệ thống phóng của một quả tên lửa Falcon 9 trở lại mặt đất an toàn. Bên cạnh đó, đây cũng là lần đầu tiên công ty hàng không vũ trụ tư nhân SpaceX nhận được một hợp đồng từ ban tình báo của Mỹ.


Sự cố về cảm biến đã khiến sự kiện phóng phải dời lại sang ngày mùng 1 tháng 5.

Những người dân tại vùng Orlando cách Mũi Canaveral tới hơn 77km cũng vẫn nghe thấy được tiếng nổ siêu thanh gây ra bởi Falcon 9.

Bởi tính chất nhạy cảm và tính an ninh của vệ tinh cao, nên chẳng ai rõ sứ mệnh phóng mang tên NROL-76 này là để làm gì, vệ tinh vừa lên không sẽ được dùng vào mục đích nào.

Huy hiệu của đợt phóng này là hai nhà thám hiểm Lewis và Clark – hai người đầu tiên tiến hành thám hiểm miền Tây của nước Mỹ hiện đại. Cơ quan Tình báo giải thích rằng nhiệm vụ của họ không khác nhiệm vụ năm xưa là mấy, cũng là thám hiểm một vùng đất mới nào đó rồi báo lại cho chính quyền. Ngoài ra, chẳng có thông tin gì khác cả.


Huy hiệu của đợt phóng này là hai nhà thám hiểm Lewis và Clark.

Rõ ràng là ta không biết được cơ quan bí mật trên muốn làm gì, nhưng ta biết chắc rằng những sự kiện phóng tên lửa này của Elon Musk, giám đốc SpaceX, nhằm vào mục đích gì. Tham vọng của ông là trong tương lai, SpaceX sẽ có một đội ngũ tên lửa có thể tái sử dụng mạnh mẽ, sẵn sàng cho công cuộc chinh phục vũ trụ của con người.

Với lần thành công tiếp theo này, ta thấy cái "tham vọng" ấy không còn xa nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".

Đăng ngày: 02/12/2024
Số phận của những lá cờ Mỹ cắm trên Mặt Trăng

Số phận của những lá cờ Mỹ cắm trên Mặt Trăng

Những lá cờ do phi hành gia Mỹ cắm trên bề mặt của Mặt Trăng trong chương trình Apollo ngày càng phai màu và phân hủy.

Đăng ngày: 25/07/2024

"Siêu Trái Đất" có thể tồn tại sự sống gần hệ Mặt Trời

Ngoại hành tinh LHS 1140 b cách Trái Đất 39 năm ánh sáng có thể là lựa chọn hoàn hảo để phát hiện nước lỏng bên ngoài hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 16/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News