Startup Ấn Độ thử nghiệm động cơ tên lửa đẩy in 3D

Startup Ấn Độ thử nghiệm đốt cháy động cơ tên lửa Agnilet - tên lửa in 3D liền mảnh đầu tiên trên thế giới, dự kiến sử dụng trong phương tiện phóng chở 100 kg hàng hóa.

Agnikul Cosmos, startup công nghệ không gian có trụ sở tại Chennai, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công động cơ tên lửa in 3D liền mảnh đầu tiên trên thế giới, Interesting Engineering hôm 10/11 đưa tin. Động cơ mang tên Agnilet, khai hỏa tại Cơ sở Thử nghiệm Thẳng đứng thuộc Trạm Phóng Tên lửa Xích đạo Thumba (TERLS) của Trung tâm Vũ trụ Vikram Sarabhai (VSSC), thành phố Thiruvananthapuram. Cuộc thử nghiệm được Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) và cơ quan IN-SPACe hỗ trợ.

Startup Ấn Độ thử nghiệm động cơ tên lửa đẩy in 3D
Động cơ tên lửa Agnilet thử nghiệm khai hỏa. (Ảnh: Agnikul Cosmos)

Srinath Ravichandran, Moin SPM và giáo sư S.R. Chakravarthy thành lập Agnikul Cosmos năm 2017 với mục tiêu khiến việc tiếp cận không gian trở nên rẻ hơn. Thử nghiệm mới nhằm xác minh rằng động cơ tên lửa có thể được chế tạo như một phần cứng liền mảnh.

Agnilet được thiết kế và sản xuất hoàn toàn tại Ấn Độ. Động cơ tên lửa này lần đầu thử nghiệm khai hỏa thành công tại Viện Công nghệ Ấn Độ Madras vào năm 2021. Thử nghiệm mới nhất giúp kiểm chứng phương pháp thiết kế và sản xuất của Agnikul Cosmos (phương pháp này đã nhận bằng sáng chế). Theo Agnikul Cosmos, đây là cột mốc quan trọng với ngành in 3D tại Ấn Độ.

"Điểm mới ở đây là toàn bộ động cơ tên lửa được in 3D từ trên xuống dưới. Những gì máy in 3D tạo ra có thể sử dụng trực tiếp trong tên lửa. Việc lắp ráp hay, chế tạo không phức tạp, thời gian quay vòng chỉ chưa đầy 4 ngày", theo Ravichandran.

Agnikul Cosmos gần đây cũng mở cửa Nhà máy Tên lửa 1, cơ sở tên lửa đầu tiên của Ấn Độ dành riêng cho việc in 3D các động cơ như Agnilet ở quy mô lớn, tại Công viên Nghiên cứu IIT Madras. Hợp đồng ký kết theo chương trình của IN-SPACe cũng cho phép Agnikul Cosmos tiếp cận dữ liệu và cơ sở vật chất của ISRO để thử nghiệm các hệ thống của mình.

Trước đó, Ravichandran tiết lộ rằng Agnilet sẽ được sử dụng trong tầng thứ hai của phương tiện phóng Agniban. Agniban có khả năng mang hàng hóa nặng tới 100kg lên quỹ đạo Trái đất thấp, ở độ cao khoảng 700km.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mảnh vỡ hành tinh 10 tỉ năm tuổi có đặc tính giống Trái đất

Phát hiện mảnh vỡ hành tinh 10 tỉ năm tuổi có đặc tính giống Trái đất

Các nhà thiên văn học do Đại học Warwick dẫn đầu đã xác định được ngôi sao lâu đời nhất trong Thiên hà đang tích tụ các mảnh vỡ từ các hành tinh quay quanh quỹ đạo.

Đăng ngày: 13/11/2022
Phát hiện một thiên hà khổng lồ mới bị che giấu trong

Phát hiện một thiên hà khổng lồ mới bị che giấu trong "vùng mù" của dải Ngân Hà

Các nhà thiên văn học vừa tìm thấy một " cấu trúc ngoài thiên hà" khổng lồ ẩn sau Dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 13/11/2022
Lỗ đen quái vật tự bắn pháo sáng, phát tín hiệu đến NASA

Lỗ đen quái vật tự bắn pháo sáng, phát tín hiệu đến NASA

Một màn phát tín hiệu tôi ở đây rực lửa đã ập vào Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA, thủ phạm là lỗ đen quái vật có khối lượng khoảng từ 100.000 đến 1 triệu lần Mặt trời.

Đăng ngày: 12/11/2022
Phát hiện mảnh vỡ lớn nhất từ thảm họa tàu con thoi Challenger

Phát hiện mảnh vỡ lớn nhất từ thảm họa tàu con thoi Challenger

Mảnh vỡ lớn nhất từ tàu con thoi Challenger của NASA được phát hiện ở đáy biển gần khu vực Tam giác Bermuda bởi một đoàn làm phim tài liệu.

Đăng ngày: 12/11/2022
Tìm ra nơi sự sống Trái đất ra đời 3,5 tỉ năm trước, mang yếu tố sao Hỏa

Tìm ra nơi sự sống Trái đất ra đời 3,5 tỉ năm trước, mang yếu tố sao Hỏa

Dấu vết của sinh vật Trái đất sơ khai đã được tìm thấy trong thạch nhũ gần 3,5 tỉ năm tuổi ở Úc, một phát hiện có thể đưa cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh tiến một bước dài.

Đăng ngày: 11/11/2022
Tử thần 11,5 tỉ năm trước dội bom NASA: Dự báo rùng rợn cho chúng ta

Tử thần 11,5 tỉ năm trước dội bom NASA: Dự báo rùng rợn cho chúng ta

Một trong những vật thể tử thần đáng sợ, dữ dội bậc nhất vũ trụ đã ập vào ống kính của thợ săn Hubble một cách vô tình sau khi xuyên không từ thế giới 11,5 tỉ năm trước.

Đăng ngày: 10/11/2022
Kính thiên văn chụp được

Kính thiên văn chụp được "hạt giống sự sống" trong chòm sao Kim Ngưu

Phát hiện choáng váng trong chòm sao Kim Ngưu một lần nữa ủng hộ giả thuyết rằng sự sống Trái Đất - bao gồm con người chúng ta - đến từ thế giới ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 10/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News