Stephen Hawking tiết lộ đường đi mới để đến các vũ trụ khác
Hố đen có thể là lối đi tắt đến những vũ trụ khác, và nếu đúng thì đây sẽ là một phát hiện mang tính bước ngoặt về ngành thiên văn vũ trụ.
Hố đen có thể nói là khu vực bí ẩn nhất trong vũ trụ, nơi được cho là sẽ nghiền nát mọi thứ rơi vào nó. Thế nhưng theo một nghiên cứu mới của Stephen Hawking - ông hoàng vật lý lý thuyết - hố đen có thể là lối đi dẫn đến một vũ trụ khác.
Cụ thể, giáo sư Hawking cùng Andrew Strominger - giáo sư vật lý tại ĐH Harvard, và Malcolm Perry - giáo sư vật lý lý thuyết tại ĐH Cambridge - cho rằng hố đen không đáng sợ như những gì chúng ta được biết từ trước đến nay.
Stephen Hawking - giáo sư vật lý lý thuyết nổi tiếng nhất hiện nay.
Trước kia, mọi thứ rơi vào hố đen được cho là sẽ bị hủy diệt vĩnh viễn. Nhưng vấn đề ở đây là kể cả khi bị hố đen nuốt mất, các vật thể đáng ra vẫn phải lưu lại thông tin trong vũ trụ, cho thấy rằng nó đã từng tồn tại. Thế nhưng khi rơi vào hố đen, các vật thể chỉ đơn giản là biến mất, không dấu vết, kể cả ánh sáng.
Đây là một nghịch lý tưởng như không thể xoá bỏ. Cho đến năm 2015, giáo sư Hawking cho rằng vật rơi vào hố đen có thể vẫn sẽ "chui ra" được ở một nơi khác. Ông chia sẻ: "Hố đen không phải là một nhà tù vĩnh cửu như chúng ta vẫn nghĩ. Nếu bị rơi vào hố đen, đừng bỏ cuộc. Sẽ có lối ra" .
Tất nhiên, lối ra ở đây sẽ không phải tại chính nơi chúng ra chui vào, mà sẽ ở một nơi khác - có thể là một vũ trụ khác.
Hố đen không phải là nơi kết thúc.
Theo giáo sư Hawking: "Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Miệng hố phải rất lớn, và nếu hố đen đang xoay nhanh, nó có thể dẫn đến một vũ trụ khác. Có điều bạn sẽ không thể quay lại vũ trụ cũ được nữa".
Giả thuyết của giáo sư Hawking đã giúp cho các giả thuyết cơ bản nhất về vũ trụ còn nguyên vẹn. Nguyên do là vì nếu như hố đen xoá được toàn bộ thông tin của vật thể, tức là nó có thể xóa được cả quá khứ, và điều này gây mâu thuẫn với lý thuyết vật lý hiện đại.
Trong khi đó, hố đen trên thực tế sẽ thải ra một dải sóng khi nuốt một vật gì đó. Dải sóng này chính là thứ lưu dấu lại thông tin quá khứ của vật thể, cho thấy rằng thông tin của vật sẽ không bị xoá bỏ, và vật có thể thoát ra khỏi hố đen tại một nơi khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
