Stomatosuchus inermis: Loài cá sấu cổ đại có thể "nuốt chửng cả thế giới"

Stomatosuchus là một loài cá sấu cổ đại với thân hình khổng lồ dài đã tuyệt chủng từ kỷ Phấn trắng muộn.

Trong ấn tượng của nhiều người thì cá sấu, đặc biệt là cá sấu thời tiền sử luôn là một loài máu lạnh và cực kỳ hung dữ, ngoài ra hình ảnh của loài vật này còn được sử dụng trong nhiều bộ phim kinh dị đẫm máu. So với những loài cá sấu thời tiền sử từng sinh sống trên Trái Đất thì những loài cá sấu ngày nay vẫn chỉ thuộc hàng "tôm tép" mà thôi.

Vào đầu thế kỷ trước, nhà cổ sinh vật học người Đức Ernst Stromer đã đến Ai Cập trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Đối với đất nước xa lạ này, Ernst Stromer quyết định chọn Alexandria là nơi thám hiểm của mình. Đoàn thám hiểm đi hết quãng đường về phía tây đến Bahariya Oasis ở sa mạc Sahara, và tại nơi đây, ông đã phát hiện ra những mẫu xương hóa thạch khổng lồ.

Stomatosuchus inermis: Loài cá sấu cổ đại có thể nuốt chửng cả thế giới
Ernst Freiherr Stromer von Reichenbach là một nhà cổ sinh vật học người Đức, ông được biết đến nhờ vào chuyến thám hiểm tới Ai Cập.

Stomatosuchus inermis: Loài cá sấu cổ đại có thể nuốt chửng cả thế giới
Ernst Stromer tại sa mạc Bắc Phi.

Khi kết thúc hành trình thám hiểm vào năm 1911, Ernst Stromer đã phát hiện ra những hóa thạch khổng lồ, trong đó có những mẫu vật dài hơn 1 mét và những hộp sọ lớn với hình dạng rất đặc biệt. Ngay sau đó ông đã đóng gói những mẫu hóa thạch này và chuyển chúng tới Đức để nghiên cứu và trưng bày trong Bảo tàng Paläontologische München ở Munich, miền nam nước Đức.

Năm 1915, Stromer đã đặt tên cho chúng là Spinosaurus sau khi nghiên cứu hóa thạch, và đây cũng là một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất từng được biết tới. Trong số những mẫu hóa thạch được phát hiện, nhà cổ sinh vật học người Đức nhận thấy có một mẫu hộp sọ không hề giống với những cái còn lại, nó có dạng phẳng và dài. Thông qua những nghiên cứu sau đó về mẫu hộp sọ này, Stromer tin rằng nó thuộc về một loài cá sấu tiền sử khổng lồ và đặt tên cho chi cá sấu này là Stomatosuchus.

Stomatosuchus inermis: Loài cá sấu cổ đại có thể nuốt chửng cả thế giới
Hóa thạch của cá sấu Stomatosuchus.

Stomatosuchus inermis: Loài cá sấu cổ đại có thể nuốt chửng cả thế giới
Hình ảnh được phục hồi từ hóa thạch của cá sấu Stomatosuchus. Tên chi của cá sấu "Stomatosuchus" có nguồn gốc từ tiếng Latin, có nghĩa là "cá sấu có miệng lớn" và tên đầy đủ của loài cá sấu này là Stomatosuchus inermis (S. inermis).

Stomatosuchus inermis: Loài cá sấu cổ đại có thể nuốt chửng cả thế giới
Stomatosuchus có lẽ là một trong những loài cá sấu kỳ lạ nhất thời cổ đại. Mặc dù chỉ tìm thấy hộp sọ, nhưng các nhà cổ sinh vật học suy đoán rằng loài cá sấu này dài hơn 10m và nặng khoảng 6 tấn. Chúng từng sống vào cuối kỷ Phấn trắng ở Ai Cập ngày nay này và sở hữu một chiếc mõm vô cùng kỳ lạ. Mõm chúng dài và phẳng, hàm trên của chúng có các răng hình nón nhưng hàm dưới thì hoàn toàn không có răng nhưng có một bộ phận giống như loài bồ nông ngày nay. Phương pháp săn mồi của chúng cũng khá kỳ lạ, chúng sẽ chờ những con mồi là các loài cá bơi ngang qua, và sau đó chúng hút cả cá và nước vào miệng rồi đẩy nước ra ngoài và hưởng thụ chiến lợi phẩm.

Khác với cá sấu Deinosuchus và cá sấu Sarcosuchus, cá sấu Stomatosuchus inermis sở hữu một khuôn mặt nhìn có vẻ khá "ngốc nghếch". Mũi của nó nằm trên mõm tròn và một đôi mắt mọc trên đỉnh đầu. Chúng có hai hàng răng nhỏ chỉ dài từ 2 đến 3 cm ở hàm trên. Hàm dưới cũng có thể có cùng một hàng răng nhỏ, nhưng hầu hết giới cổ sinh vật đều cho rằng hàm dưới của chúng hoàn toàn không có răng. Hàm dưới của chúng sở hữu một bộ phận có hình dáng giống với hàm dưới của loài bồ nông ngày nay. Lớp màng này là các mô cơ và da đàn hồi được hình thành trong cổ họng.

Stomatosuchus inermis: Loài cá sấu cổ đại có thể nuốt chửng cả thế giới
Giống như cá sấu ngày nay, cá sấu Stomatosuchus inermis có thân hình phình to, chân tay ngắn và cái đuôi dày đằng sau.

Stomatosuchus inermis: Loài cá sấu cổ đại có thể nuốt chửng cả thế giới
Stomatosuchus inermis sống ở miền bắc Châu Phi trong kỷ Phấn trắng sớm từ 100 triệu năm trước đến 94 triệu năm trước. Môi trường sống của chúng nằm ở giao điểm giữa đất liền và biển. Các loài động vật có chung niên đại chung sống với chúng là Dị long răng cá mập- Carcharodontosaurids, Spinosaurus, Deltadromeus,...

Mặc dù sở hữu kích thước khổng lồ, nhưng loài cá sấu này lại hoàn toàn vô hại đối với những loài động vật lớn, Khi nhưng con vật lớn tới gần mặt nước để uống nước hay kiếm thức ăn thì cũng cũng không bao giờ lao lên để tấn công một cách bất ngờ như những loài cá sấu khác. Thay vào đó, phương thức săn mồi của chúng cũng khá kỳ lạ, chúng sẽ chờ những con mồi là các loài cá bơi ngang qua, và sau đó chúng hút cả cá và nước vào miệng rồi đẩy nước ra ngoài và hưởng thụ chiến lợi phẩm.

Stomatosuchus inermis: Loài cá sấu cổ đại có thể nuốt chửng cả thế giới

Mặc dù sở hữu kích thước cơ thể dài tới hơn 10 mét, nhưng loài cá sấu này lại hết sức hiền lành và rất dễ bị tấn công bởi các loài động vật khác khi chúng đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển. Do không có hàm răng sắc nhọn và lực cắn mạnh nên những con cá sấu non thiếu khả năng chống trả và phòng thủ. Bởi vậy khi bị khủng long ăn thịt và các loài săn mồi khác tấn công, chúng chỉ có thể lẻn xuống nước và bơi thật nhanh. Và chúng chỉ thực sự được an toàn khi đã trưởng thành và phát triển tới kích thước cơ thể tối đa.

Stomatosuchus inermis: Loài cá sấu cổ đại có thể nuốt chửng cả thế giới
Ngoài Stomatosuchus inermis thì từng có một loài cá sấu khác cũng sở hữu khoang hàm dưới tương tự là loài Mourasuchus. Chúng là một loài cá sấu cổ đại của Nam Mỹ từng sống vào giữa và cuối thế Trung Tân cách đây 7-16 triệu năm. Hóa thạch của chúng đã được tìm thấy trong hệ tầng Pebas tại Arch Fitzcarrald của Peru, nơi chúng cùng tồn tại với hai loài cá sấu khác lớn khác là Gryposuchus và Purussaurus. Chúng có răng nhỏ hình nón với 40 chiếc trong mỗi hàm nên có lẽ Mourasuchus đã ăn bằng cách lọc thức ăn vì bộ hàm quá yếu để săn những con mồi lớn một cách chủ động. Có thể chúng chỉ ăn được cá và thường tấn công vào giữa đàn cá để hút một số lượng lớn con mồi vào miệng, đó là lí do vì sao chúng đã cùng tồn tại mà không cùng cạnh tranh nguồn thức ăn với hai loài Gryposuchus và Purussaurus vì hai loài này thường nhắm tới những con mồi lớn. Tuy vậy, chúng cũng dài tới 12 m và là một trong những loài cá sấu to lớn nhất mọi thời đại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Choáng váng với hóa thạch quái vật biển có cổ dài tới 3m

Choáng váng với hóa thạch quái vật biển có cổ dài tới 3m

Các nhà nghiên cứu phát hiện một loài bò sát cổ đại với chiếc cổ dài gấp 3 lần cơ thể và hàm răng nhọn hoắt giúp phục kích con mồi.

Đăng ngày: 08/08/2020
Phát hiện vòng tròn gỗ cổ xưa từ thời Đồ Đá mới

Phát hiện vòng tròn gỗ cổ xưa từ thời Đồ Đá mới

Vòng tròn gỗ cổ xưa với đường kính gần 20 m được xây dựng từ thời Đồ Đá mới và mang đặc điểm thiên văn học.

Đăng ngày: 08/08/2020
Phát hiện kiến

Phát hiện kiến "địa ngục" thời tiền sử sở hữu vũ khí chết người

Kiến địa ngục thời tiền sử với cái miệng gai góc, sừng nhọn để ghim chặt con mồi bị mắc kẹt trong miếng hổ phách có niên đại 99 triệu năm.

Đăng ngày: 07/08/2020
Đem máy dò kim loại đến quán rượu, người đàn ông may mắn tìm được

Đem máy dò kim loại đến quán rượu, người đàn ông may mắn tìm được "kho báu" trị giá 3 tỷ đồng

Đúng là 1 trong những tin tức vui nhất mùa Covid-19 này.

Đăng ngày: 06/08/2020
Phát hiện loài cú khổng lồ thời tiền sử có

Phát hiện loài cú khổng lồ thời tiền sử có "bàn chân săn mồi" sát thủ

Trong nghiên cứu được công bố mới đây, các nhà cổ sinh vật học xác định được một hóa thạch cú 55 triệu năm tuổi có móng vuốt giống như một con chim ưng.

Đăng ngày: 06/08/2020
Khảo sát địa chất, phát hiện những

Khảo sát địa chất, phát hiện những "bóng ma" rùng mình ở hồ sông băng Tây Tạng

Nghiên cứu trầm tích dưới đáy hồ Qiangyong được hình thành bởi nước tan chảy từ sông băng, các nhà khảo cổ tuyên bố họ đã tìm thấy bóng ma của một cuộc thảm sát xảy ra hơn 100 năm trước.

Đăng ngày: 05/08/2020
Bất ngờ khi mở nắp

Bất ngờ khi mở nắp "quan tài hiến tế trẻ em" vùi dưới đáy hồ 600 năm

Các nhà khoa học đã tìm thấy trong trầm tích đáy hồ Titicaca nổi tiếng với những nghi lễ hiến tế Inca rùng rợn một vật hình chữ nhật, mang hình dáng một chiếc quan tài hiến tế cỡ nhỏ.

Đăng ngày: 05/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News