Sự cố ý khiến vết thương trở nên đau hơn

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học Harvard phát hiện ra một điều rằng cảm giác đau đớn phụ thuộc vào suy nghĩ của chúng ta về việc vết thương đó bị gây ra do sự cố ý của người. Trong nghiên cứu của họ, những người tham gia tin rằng họ bị điện giật là do người khác cố ý thì có cảm giác sốc hơn và đau hơn là do sơ xuất. Hầu hết trong số những người tham gia quen hơn với các cú sốc gây ra do vô tình trong khi do cố tình thì họ lại có cảm giác đau đớn mỗi lần.

Bài nghiên cứu này, đã được phát hành trên tạp chí Khoa học Tâm lý học gần đây, được thực hiện bởi Kurt Gray, một sinh viên tốt nghiệp khoa tâm lý học cùng với ông Daniel Wegner, giáo sư tâm lý học.

Từ trước đến nay chúng ta vẫn biết rằng các trạng thái tâm lý của chúng ta có thể được thay thế các cảm giác đau đớn, nhưng phát hiện này cũng gợi mở sự nhận thức được trạng thái tâm lý của người khác có ảnh hưởng đến cảm giác đau đớn của chúng ta.

Ông Gray nói: “Bài nghiên cứu này chứng minh cùng hai hành động gây đau như nhau nhưng một hành động gây ra do cố ý sẽ khiến người đó cảm thấy đau đớn hơn”. “Hãy so sánh một cái tát của một người bạn khi đánh một con muỗi và cái tát của một kẻ phụ tình mà chúng ta phải nhận. Các tát đầu tiên chúng ta bỏ qua ngay lập tức, trong khi cái tát thứ hai để lại nỗi đau trên má chúng ta trong suốt cả một đêm.”

Tác giả của bài nghiên cứu này đưa ra ý kiến rằng vết đau do vô tình hay cố ý thì gây ra mức độ đau khác nhau bởi chúng khác biệt nhau về bản chất.

“Từ việc giải mã ngôn ngữ cho đến việc hiểu được các cử chỉ thì bộ não phải tích luỹ ý nghĩa từ chính môi trường xã hội xung quanh. Một hành động gây tổn thương cố ý sẽ có ảnh hưởng khác so với một hành động gây tổn thương di vô tình.” Ông Gray nhận xét.

Trong nghiên cứu này, những người tham gia tin rằng họ bị điện giật là do người khác cố ý thì có cảm giác sốc hơn và đau hơn là do sơ xuất. Hầu hết trong số những người tham gia quen hơn với các cú sốc gây ra do vô tình trong khi do cố tình thì họ lại có cảm giác đau đớn mỗi lần. (Ảnh: Kurt Gray /Đại học Harvard)

Trong cuộc nghiên cứu này có 48 thành viên tham gia được ghép cặp với những người có khả năng tác động lên họ một giọng nói vừa đủ nghe hoặc một cú sốc điện. Trong trường hợp cố tình, những người tham gia bị choáng váng khi cặp đôi của họ chọn cách gây sốc. Vì vậy, trong trường hợp này, họ đã nhận được một cú sốc trong khi người cặp đôi với họ không hề có ý định cho họ nhận được cú sốc này. Sự hiện thị đầy đủ trên máy tính đảm bảo rằng các thành viên tham gia đều biết được lựa chọn của người bạn của họ và có cú sốc nào đang đến hay không, để chắc chắc rằng cú sốc đó không gây bất ngờ hơn trong những trường hợp tình cờ.

Mặc dù các cú sốc thì khác nhau về điều kiện, thế nhưng trong các điều kiện do cố ý thì nó sẽ gây ra cảm giác đau đớn hơn. Thêm vào đó, những trường hợp gây đau do vô tình sẽ làm cho mọi người có cảm giác ít đau hơn và ngược lại.

Ông Gray đưa ra nhận định rằng sự khác biết về bản chất của vết đau có thể hiểu như khối lượng vết đau khác nhau.

“Nếu mà cái gì đó đang làm ta đau thì ta càng phải chú ý và ngăn lại bất cứ cái gì đang làm đau chúng ta. Nếu đó là một vêt đau gây ra do cố ý có thể là lần đầu tiên trong số các lần đau đó thì tốt hơn hết nên chú ý và có hành động gì đó. Nó cho biết cơ thể và bộ não của chúng ta có thể tích luỹ trải nghiệm qua các vết đau khi chúng ta biết rằng vết đau đó là dấu hiệu cảnh báo cho sự sống sót của chúng ta.”

Những phát hiện này nói lên một điều là bằng cách nào mọi người chịu đựng được các vết đau và những việc xấu xảy ra trong cuộc sống. Nếu các sự viện xấu này xảy ra do cố ý thì chúng cong làm ta đau đớn hơn. Điều này giải thích tại sao sự tra tấn ai đó thì thật là khổ sở - không chỉ kỹ thuật tra tấn cực kỳ đau đớn, nhưng ý nghĩ rằng việc đếm và làm ra sự tra tấn đó còn đau đớn hơn nhiều những vết đau hiếm gặp.

Mặt khác, nếu việc xấu xảy ra do tình cờ thì chúng gây đau ít hơn. Điều này có thể giải thích một phần tại sao mọi người trong các mối quan hệ xô xát nhau thì tiếp tục ở với nhau. Với tư duy một người bạn hay lăng mạ không cố tình gây ra tổn thương nhưng những nạn nhân khác có thể làm giảm đi vết đau của họ; chính vì thế nó khiến họ không rời đi và chốn chạy khỏi mối quan hệ này.

Bài nghiên cứu này được tài trợ bởi Viện Sức Khoẻ Quốc Gia, Hội đồng nghiên cứu con người và xã hội Canada và Viện nghiên cứu Con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao có những miếng thịt bò lại ánh lên màu 7 sắc cầu vồng?

Vì sao có những miếng thịt bò lại ánh lên màu 7 sắc cầu vồng?

Gần đây, một cô gái đã đăng lên trang Facebook cá nhân của mình bức ảnh về một miếng thịt bò "lạ" trong tô phở mua tại sân bay. Lạ ở chỗ, miếng thịt bò của cô sáng lấp lánh màu cầu vồng.

Đăng ngày: 10/04/2025
Những thiết kế vượt thời gian của Leonardo da Vinci

Những thiết kế vượt thời gian của Leonardo da Vinci

Leonardo da Vinci thường được mọi người biết đến là một họa sĩ thiên tài thời Phục hưng với những tác phẩm hội họa nổi tiếng như “Mona Lisa”.

Đăng ngày: 10/04/2025
Trước khi có bàn chải đánh răng, người xưa đã làm sạch răng như thế nào?

Trước khi có bàn chải đánh răng, người xưa đã làm sạch răng như thế nào?

Bàn chải đánh răng là 1 vật dụng không thể thiếu - khi ta cần dùng chúng ít nhất 2 lần trong ngày cơ mà.

Đăng ngày: 10/04/2025
Chuyến bay làm nên lịch sử ngành hàng không

Chuyến bay làm nên lịch sử ngành hàng không

Ngày 17/12/1903 đã mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử hàng không thế giới.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Sài Gòn có gì khác nhau?

Tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Sài Gòn có gì khác nhau?

Được kì vọng sẽ góp phần thay đổi bộ mặt thành phố đồng thời giải quyết một cách hiệu quả tình trạng ách tắc giao thông, hiện nay, cả 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM đang được người dân vô cùng mong ngóng.

Đăng ngày: 09/04/2025
10 hiện tượng thiên nhiên hiếm thấy

10 hiện tượng thiên nhiên hiếm thấy

Có những hiện tượng thiên nhiên bạn chưa biết đến, vì ít khi chúng xảy ra hay vì  bạn ở một vị trí địa lý không xảy ra những bất thường.

Đăng ngày: 08/04/2025
Thời gian thực sự có thể quay ngược hay không?

Thời gian thực sự có thể quay ngược hay không?

Chúng ta luôn mong muốn có thể quay ngược thời gian để sữa chữa một lỗi lầm, để trải nghiệm lại những kỷ niệm xưa.

Đăng ngày: 07/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News