Sự im lặng chết chóc của mặt trời
Trước động thái im lặng bất thường trong mùa bão mặt trời, NASA cảnh báo “một điều gì đó hết sức kỳ lạ đang diễn ra” đối với ngôi sao trung tâm của chúng ta.
Năm nay lẽ ra là đỉnh điểm của chu kỳ hoạt động của mặt trời trong suốt 11 năm qua, tuy nhiên, theo như các hình ảnh do NASA cung cấp, mặt trời có vẻ im ắng bất thường.
Số vệt đen mặt trời rất thấp kể từ năm 2011, và hiếm khi có vết lóa mặt trời, theo Space.com dẫn thông báo từ NASA.
Vết đen xuất hiện ít ỏi trên bề mặt mặt trời - (Ảnh: NASA)
Trong hình là bề mặt đối diện với Trái đất của mặt trời vào ngày 28/2/2013, theo đài quan sát hoạt động mặt trời của NASA.
Nó cho thấy chỉ vài đốm nhỏ trên bề mặt trơn láng của mặt trời, trong giai đoạn đáng lẽ ra phải là đỉnh điểm của bão mặt trời.
Trước những đồn đoán cho rằng có thể NASA đã tính toán sai, nhà vật lý học chuyên về mặt trời Dean Pesnell của Trung tâm bay không gian Goddard thuộc NASA vẫn bảo lưu ý kiến rằng: “Đây là giai đoạn đỉnh điểm của mặt trời”.
Tuy nhiên, nó không giống như dự đoán của chúng ta vì chu kỳ này có 2 đỉnh điểm.
Theo chuyên gia Pesnell, 2 lần hoạt động cực đại của mặt trời trước đó, vào năm 1989 và 2001, đều có 2 đỉnh điểm. Theo đó, hoạt động của mặt trời tăng cao rồi giảm xuống, rồi lại tăng cao, giống như một chu kỳ mini kéo dài 2 năm.
Trong chu kỳ hiện tại, số vệt đen mặt trời tăng mạnh vào năm 2011 và sụt giảm vào năm 2012.
Dự đoán tình trạng này sẽ lặp lại vào năm 2013 đến 2014.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
