Sứ mệnh cuối cùng của tàu Discovery
(TNO) Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa cho di chuyển tàu con thoi Discovery vào bệ phóng để chuẩn bị cho sứ mệnh cuối cùng của con tàu này, trước khi nó "nghỉ hưu", theo Reuters.
Tàu Discovery chuẩn bị được di chuyển tới bệ phóng. (Ảnh: Reuters)
Sau khi di chuyển trên đoạn đường dài gần 5,5 km trong hơn 6 tiếng đồng hồ, tàu Discovery đã được đặt vào bệ phóng 39A tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida (Mỹ) lúc 1 giờ 49 sáng 21.9 (giờ địa phương).
Theo dự kiến, tàu sẽ cất cánh vào lúc 16 giờ 40 ngày 1.10 (giờ địa phương) để thực hiện sứ mệnh đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Phi hành đoàn tàu Discovery thực hiện nhiệm vụ đến ISS lần này mang ký hiệu STS-133 gồm chỉ huy trưởng Steven Lindsey, phi công Eric Boe và các nhà du hành Alvin Drew, Michael Barratt, Tim Kopra, Nicole Stott (nữ).
Các phi hành gia sẽ có 11 ngày chu du trong không gian, đem đến kết nối cho ISS các bộ phận mới, trong đó có một mô-đun cố định đa năng.
Được biết, đây là sứ mệnh cuối cùng của tàu Discovery kể từ khi nó được phóng lần đầu tiên vào không gian ngày 30.8.1984 và là một trong hai sứ mệnh cuối cùng của đội tàu con thoi của NASA.

Sau chuyến bay của tàu Discovery, NASA sẽ khép lại chương trình tàu con thoi lịch sử của mình bằng sứ mệnh cuối cùng của tàu Endeavour, dự kiến sẽ được phóng vào ngày 26.2.2011.
Trước đó, chuyến bay tàu con thoi cuối cùng của NASA theo kế hoạch được thực hiện trong tháng 9 này nhằm hoàn tất việc xây dựng Trạm Vũ trụ Quốc tế trị giá 100 tỉ USD. Tuy nhiên sau đó NASA đã phải hoãn đến tháng 2 sang năm.
Trong năm nay, NASA cũng đã thực hiện ba lần phóng tàu con thoi gồm sứ mệnh STS-130 của tàu Endeavour từ ngày 8-21.2 lắp đặt bộ phận quan trọng cuối cùng cho ISS có tên Tranquility Node 3; sứ mệnh STS-131 của tàu Discovery từ ngày 5-20.4 đến bổ sung hàng hóa và bảo trì trạm.
Và sứ mệnh cuối cùng của tàu Atlantis mang số hiệu STS-132 từ ngày 14-26.5 đến lắp ráp cho ISS một mô-đun nghiên cứu mini do Nga chế tạo mang tên MRM-1 (còn gọi là Rassvet) có chức năng là cổng kết nối cho các tàu vũ trụ của Nga là tàu Soyuz và tàu vận tải Progress.

Trạm Vũ trụ Quốc tế đã gần hoàn thành và hiện nặng khoảng 300 tấn. (Ảnh: Reuters)
[#RelatedNews(12)#] |

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
