Sứ mệnh không gian Artemis đi kèm với một mức giá vô cùng đắt đỏ

Chương trình Artemis của NASA có mục tiêu đưa nhân loại trở lại Mặt trăng, cũng như cho phép những con người lần đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa.

Theo NASA , chương trình này sẽ sử dụng các công nghệ mới để nghiên cứu bề mặt Mặt trăng và cho phép các phi hành gia hiện diện lâu dài trên Mặt trăng. Sứ mệnh đầy tham vọng này có thể cho chúng ta biết nhiều hơn về Mặt trăng và sao Hỏa, hơn những gì chúng ta từng biết trước đây, bao gồm cả các cơ hội giúp đỡ nhân loại về lâu dài. Nhưng với viễn cạnh đẹp đẽ được vẽ ra đó thì chương trình này phải tiêu tốn bao nhiêu tiền để thực hiện?

Gần đây, một kiểm toán viên của NASA đã xuất hiện trước Quốc hội Mỹ để thảo luận về chương trình Artemis. Phát biểu với các nhà lập pháp trong cuộc họp của Tiểu ban Hạ viện về Vũ trụ và Hàng không, Tổng thanh tra NASA Paul Martin tuyên bố: "Chúng tôi nhận thấy rằng bốn sứ mệnh Artemis đầu tiên sẽ tiêu tốn 4,1 tỷ đô la cho mỗi lần phóng, một mức giá khiến chúng tôi đánh giá là không bền vững". Trên hết, chương trình Artemis dự kiến trị giá khoảng 93 tỷ USD vào năm 2025, theo Space.com.

Sứ mệnh không gian Artemis đi kèm với một mức giá vô cùng đắt đỏ
Chương trình Artemis là một dự án hàng không vũ trụ của Hoa Kỳ với mục tiêu đưa con người quay trở lại Mặt trăng vào năm 2024. Chương trình đang được triển khai chủ yếu bởi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), các công ty vũ trụ thương mại Hoa Kỳ, phối hợp cùng các đối tác quốc tế như Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), Cơ quan vũ trụ Canada (CSA) và Cơ quan Vũ trụ Úc (ASA).

Tại sao đi vào vũ trụ lại có mức giá đắt đỏ như vậy?

Lý do đằng sau chi phí quá cao của chương trình Artemis của NASA rất phức tạp, bởi nó có rất nhiều yếu tố góp phần khiến cho số tiền phải bỏ ra liên tục tăng cao. Theo một báo cáo do Văn phòng Tổng thanh tra NASA công bố, chi phí lớn nhất cho chương trình Artemis đến từ việc phát triển hệ thống thăm dò. Điều này bao gồm Hệ thống Phóng vào Không gian (SLS) và Orion Crew Capsule, là những phần quan trọng nhất cần thiết cho các nhiệm vụ Artemis.

Theo NASA, SLS là một phương tiện phóng siêu nặng sẽ cho phép Orion Crew Capsule thoát khỏi lực hút của Trái đất. Hơn nữa, tên lửa đẩy này sẽ cho phép NASA sử dụng nó cho nhiều nhiệm vụ. Tuy nhiên, có lẽ quan trọng nhất, NASA giải thích SLS là tên lửa duy nhất có khả năng mang trọng tải mà Artemis sẽ cần.

Sứ mệnh không gian Artemis đi kèm với một mức giá vô cùng đắt đỏ
NASA đã thành công trong việc lần đầu tiên đưa người lên Mặt trăng qua chương trình Apollo với tổng cộng 6 tàu Apollo cùng 12 nhà du hành vũ trụ hạ cánh trên Mặt trăng từ 1969 đến 1972. Tuy nhiên mục tiêu của chương trình Artemis không chỉ là đưa người quay trở lại mà còn là duy trì sự hiện diện lâu dài của con người trên Mặt trăng, đồng thời tạo điều kiện cho các công ty tư nhân Hoa Kỳ tìm hiểu các lợi ích kinh tế trên Mặt trăng. Chương trình cũng hướng đến đặt nền móng cho việc đưa con người đến Sao Hoả.

Dựa trên ước tính giá cả và tải trọng do NASA đưa ra, Universe Today báo cáo rằng nó sẽ có giá 58.000 USD cho mỗi kg được phóng. Các yếu tố góp phần vào trọng lượng khổng lồ của trọng tải bao gồm nhiên liệu, các bộ phận, nhân sự và hàng hóa.

Đáng ngạc nhiên, chương trình Artemis của NASA không phải là chi phí tốn kém nhất đến từ cơ quan vũ trụ. Theo The Planetary Society, Hoa Kỳ đã chi khoảng 28 tỷ USD để tài trợ cho các sứ mệnh Apollo, tức là khoảng 280 tỷ USD ngày nay. Chương trình Apollo không phải là dự án duy nhất mà NASA tài trợ trong thời gian đó. Cơ quan này đã chi tổng cộng ước tính là 49,4 tỷ đô la (tương đương 482 tỷ đô la ngày nay) từ năm 1960 đến năm 1973.

Mặc dù những con số này có vẻ gây sốc, nhưng chúng không có gì đáng ngạc nhiên khi so sánh với các khoản chi tiêu khác của Hoa Kỳ. Theo Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB), NASA đã nhận được 0,5% trong tổng số 4,8 nghìn tỷ đô la ngân sách liên bang cho năm 2021.

Theo một nghiên cứu về tác động kinh tế của NASA, cơ quan này đã tạo ra hơn 64,3 tỷ đô la sản lượng kinh tế và hỗ trợ hơn 312.000 việc làm trên toàn quốc vào năm 2019. Mặc dù có mức giá cao, nhưng chương trình Artemis của NASA có thể đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế hơn nữa cho Hoa Kỳ, dẫn đến nhiều việc làm hơn, hay đột phá mới trong công nghệ và khám phá mới.

Sứ mệnh không gian Artemis đi kèm với một mức giá vô cùng đắt đỏ
Artemis dựa trên các chương trình tàu vũ trụ đang diễn ra bao gồm Orion, Lunar Gateway, Commercial Lunar Payload Services và thêm một tàu đổ bộ chưa được phát triển. Tên lửa đẩy Space Launch System (SLS) sẽ đóng vai trò là phương tiện phóng chủ yếu tàu vũ trụ Orion, trong khi các dịch vụ phóng tàu vũ trụ của các công ty thương mại được lên kế hoạch sử dụng để phóng các thành phần khác của chương trình. Vào tháng 8 năm 2021, NASA công bố mô-dun Mặt trăng của chương trình là tàu không gian Starship. Việc đưa con người trở lại Mặt trăng có thể bị trì hoãn từ 2024 đến 2028 do các ràng buộc về ngân sách từ Quốc hội Hoa Kỳ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão mặt trời khiến vệ tinh mất liên lạc

Bão mặt trời khiến vệ tinh mất liên lạc

Công ty dịch vụ vệ tinh quốc tế Intelsat mất kiểm soát một trong các vệ tinh do ảnh hưởng của bão mặt trời.

Đăng ngày: 25/08/2022
Cách khoa học nghe được âm thanh rùng rợn của hố đen

Cách khoa học nghe được âm thanh rùng rợn của hố đen

Trái với quan niệm vũ trụ không thể có âm thanh do sóng âm không truyền được trong chân không, chúng ta thực sự có thể " nghe" vũ trụ bằng nhiều cách.

Đăng ngày: 24/08/2022
Hình ảnh rõ nét về ngôi sao nặng nhất trong vũ trụ

Hình ảnh rõ nét về ngôi sao nặng nhất trong vũ trụ

Hình ảnh rõ nét nhất về ngôi sao R136a1 giúp các nhà nghiên cứu đưa ra ước tính chính xác hơn về khối lượng của nó.

Đăng ngày: 24/08/2022
Top 6 vật thể bí ẩn tồn tại trong Hệ Mặt trời

Top 6 vật thể bí ẩn tồn tại trong Hệ Mặt trời

Vũ trụ chứa đầy các vật thể lạ và Hệ Mặt Trời của chúng ta cũng không nằm ngoại lệ.

Đăng ngày: 23/08/2022
Kính viễn vọng James Webb chụp được ảnh rõ nét chưa từng có của sao Mộc

Kính viễn vọng James Webb chụp được ảnh rõ nét chưa từng có của sao Mộc

Kính viễn vọng James Webb cho thấy Sao Mộc cùng với cực quang ở mức độ tuyệt vời, đồng thời có thể phân biệt các vành đai và hai trong số các Mặt Trăng của nó.

Đăng ngày: 23/08/2022
Du lịch không gian bằng khinh khí cầu: Giá vé 3 tỷ VNĐ một lượt nhưng đã có gần 1.000 người đặt

Du lịch không gian bằng khinh khí cầu: Giá vé 3 tỷ VNĐ một lượt nhưng đã có gần 1.000 người đặt

Du lịch không gian an toàn hơn, không phát thải carbon mà vẫn ngắm nhìn được vẻ đẹp của Trái đất và vũ trụ.

Đăng ngày: 23/08/2022
NASA: Kính viễn vọng trúng

NASA: Kính viễn vọng trúng "bom ảo ảnh" từ hành tinh khác?

Nghiên cứu mới từ NASA chỉ ra thứ có thể là nguyên nhân khiến con người chưa thể tìm thấy sinh vật ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 23/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News