Phát hiện ra cơ chế khác lạ khiến muỗi luôn "đánh hơi" được người
Cho dù bạn dùng thuốc đuổi muỗi, mặc áo dài tay hay dùng cây sả, những con muỗi vo ve luôn biết cách tìm đường quay lại với bạn.
Theo tờ The Guardian ngày 18/8, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã tìm ra cơ chế đằng sau khả năng này của muỗi.
Ảnh minh họa: Alamy
Con người tỏa ra một loại hỗn hợp gồm mùi cơ thể, nhiệt và CO2. Hỗn hợp này khác nhau ở mỗi người và được muỗi sử dụng để tìm ra “bữa ăn” tiếp theo của chúng.
Mặc dù hầu hết các loài động vật có một bộ tế bào thần kinh cụ thể để phát hiện từng loại mùi, nhưng muỗi có thể nhận biết mùi thông qua một số con đường khác nhau,.
Bà Meg Younger, trợ lý giáo sư sinh học tại Đại học Boston và là một trong những tác giả chính của nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Cell, nói: “Chúng tôi đã phát hiện ra rằng cách muỗi mã hóa các mùi thực sự khác biệt so với những loài khác”.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Rockefeller (New York) từng rất bối rối khi muỗi bằng cách nào đó vẫn có thể tìm thấy người để hút máu sau khi họ loại bỏ toàn bộ dòng protein cảm nhận mùi của con người khỏi bộ gene của muỗi.
Sau đó, nhóm nghiên cứu kiểm tra các thụ thể mùi trong râu của muỗi. Các thụ thể này liên kết với các chất hóa học trôi nổi trong môi trường và truyền tín hiệu đến não thông qua các tế bào thần kinh.
Bà Younger cho biết: “Chúng tôi cho rằng muỗi sẽ tuân theo nguyên tắc trung tâm của phản ứng khứu giác, đó là chỉ có một loại thụ thể trong mỗi tế bào thần kinh. Thay vào đó, những gì chúng tôi đã thấy là các thụ thể khác nhau có thể phản ứng với các mùi khác nhau trong cùng một tế bào thần kinh”.
Điều này có nghĩa là mất một hoặc nhiều thụ thể không ảnh hưởng đến khả năng ngửi mùi của muỗi. Các nhà nghiên cứu nói rằng hệ thống dự phòng này có thể đã phát triển thành một cơ chế sinh tồn.
Bà Younger nói: “Muỗi Aedes aegypti là loài chuyên đốt người và người ta tin rằng chúng tiến hóa để đốt người vì con người luôn ở gần nước ngọt và muỗi đẻ trứng ở nước ngọt. Về cơ bản, chúng ta là bữa ăn hoàn hảo của muỗi, vì vậy muỗi có động lực tìm kiếm con người vô cùng mạnh mẽ”.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu cho biết, hiểu được cách não muỗi xử lý mùi của con người có thể giúp can thiệp vào hành vi đốt và giảm lây truyền các bệnh do muỗi, chẳng hạn như sốt rét, sốt xuất huyết và sốt vàng.
Bà Younger nói: “Chiến lược chính để kiểm soát muỗi là thu hút chúng vào bẫy để loại bỏ chúng khỏi quần thể muỗi đốt. Nếu chúng ta có thể sử dụng kiến thức này để hiểu mùi của con người được thể hiện như thế nào trong râu và não của muỗi, chúng ta có thể phát triển các hỗn hợp mà muỗi thấy hấp dẫn hơn cả con người. Chúng ta cũng có thể phát triển các chất đuổi muỗi nhằm vào các thụ thể và tế bào thần kinh mà muỗi chuyên dùng để phát hiện mùi của con người”.
Tiến sĩ Marta Andres Miguel tại Đại học College London cho biết: “Đây là một khám phá đáng chú ý không chỉ từ quan điểm sinh học cơ bản, mà còn từ quan điểm kiểm soát bệnh tật. Khám phá này mở ra những con đường mới để phát triển công cụ mới kiểm soát muỗi, hoặc để thu hút chúng vào bẫy, hoặc xua đuổi chúng và tránh để chúng đốt con người”.

Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết
Bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cách nuôi dưỡng nụ, giữ hoa đào tươi lâu, được bền hoa và bông nở đẹp trong những ngày Tết.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ "siêu nhỏ" ung dung sống?
Có tới hàng trăm con Demodex, hay còn gọi là bọ lông mi, sống ở những vùng khác nhau trên mặt người. Ban ngày chúng trốn kỹ, ban đêm mới trườn ra bề mặt da người để giao phối và đẻ trứng...

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.
