Sứ mệnh sao Hỏa trước nguy cơ thất bại
Trong một báo cáo trình lên Quốc hội Mỹ, Hội đồng Nghiên cứu quốc gia (NRC) cảnh báo chương trình đưa người lên sao Hỏa của Cơ quan Hàng không - vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ thất bại.
Theo AFP, NRC cho rằng với ngân sách NASA chỉ tương đương 0,5% ngân sách liên bang (17,5 tỉ USD), đưa người lên sao Hỏa “chỉ là giấc mơ”.
Hình vẽ mô tả robot Curiosity của NASA hoạt động trên sao Hỏa - (Ảnh: NASA)
NRC nhận định để thỏa mãn mục tiêu đưa người lên sao Hỏa đòi hỏi nhiều năm chuẩn bị, ngân sách hàng trăm tỉ USD và chấp nhận “nguy cơ đối với sinh mạng con người”.
NRC cho rằng NASA cần thực hiện chiến lược từng bước một để đạt được sự phát triển công nghệ cần thiết trước khi đưa người lên sao Hỏa. NRC đề xuất ba phương hướng: Thứ nhất là quay trở lại Mặt trăng, xây dựng một căn cứ tại đây rồi đưa người lên sao Hỏa. Thứ hai là đưa người lên quỹ đạo và bề mặt Mặt trăng, lên quỹ đạo tiểu hành tinh, thăm dò các mặt trăng của sao Hỏa trước khi đặt chân lên hành tinh Đỏ. Thứ ba là phát triển công nghệ “bắt giữ” tiểu hành tinh để đưa tới quỹ đạo Mặt trăng, thăm dò các mặt trăng của sao Hỏa, đưa người tới quỹ đạo sao Hỏa trước khi tới hành tinh này. NRC cũng đề nghị NASA hợp tác với các nước để thúc đẩy năng lực không gian.
NASA đã lên tiếng hoan nghênh báo cáo của NRC, cam kết sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các kiến nghị trên. “Nhưng mục tiêu của sứ mệnh khám phá không gian là sao Hỏa. Tất cả chương trình không gian lâu dài đều vì mục tiêu này” - NASA khẳng định.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
