Sự nguy hiểm của vi khuẩn Clostridium botulinum

C. botulinum có khả năng sinh độc tố botulism cực độc trong điều kiện nhiệt độ 30-37oC. Botulism là loại độc tố thần kinh, có thể gây tê liệt các bó cơ thần kinh và là nguyên nhân gây tử vong đối với con người và nhiều động vật.

Clostridium botulinum (C. botulinum) được E.van Ermengem mô tả lần đầu tiên năm 1897 trong một vụ ngộ độc thực phẩm tại Ellezelles, Bỉ. C. botulinum là vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, sinh bào tử và có khả năng di động. Khi tiến hành nhuộm Gram, vi khuẩn bắt màu Gram dương, có dạng thẳng hoặc hơi cong, kích thước chiều rộng 0,5-2 µm, chiều dài 1,6-22 µm. Khi gặp điều kiện sống bất lợi bào tử của vi khuẩn C. botulinum chuyển sang dạng ‘nghỉ’ và có thể tồn tại ở dạng này trong thời gian khoảng 30 năm hoặc hơn. Khi gặp được điều kiện thuận lợi chúng lại phát triển bình thường và có khả năng sinh nhiều loại độc tố nhưng quan trọng nhất là độc tố thần kinh (neurotoxin).

Sự nguy hiểm của vi khuẩn Clostridium botulinum
C. botulinum phân bố khắp nơi trong đất.

Có 7 loại độc tố thần kinh và được kí hiệu từ A đến G, trong đó các độc tố loại A, B, E, F gây bệnh ở người còn những độc tố loại C, D chỉ gây bệnh trên động vật. Độc tố loại G tuy phát hiện từ năm 1970 nhưng chưa xác định chắc chắn có gây bệnh cho người hay động vật không. Trong các loại độc tố thì độc tố A được coi là độc nhất. Nó độc gấp 7 lần so với độc tố gây uốn ván, gây chết người với một lượng rất nhỏ.

C. botulinum phân bố khắp nơi trong đất. Đặc biệt những nơi như đất vườn, nghĩa trang, nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong các loại rau quả, kể cả mật ong cũng có thể chứa loại khuẩn này. Chúng cũng có trong ruột của các động vật nuôi trong nhà, ruột cá, đôi khi có cả trong ruột người. Do vi khuẩn này có nhiều trong tự nhiên nên rất dễ nhiễm vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và bảo quản. Đặc biệt chúng có khả năng lây nhiễm và phát triển mạnh trong các loại thực phẩm như thực phẩm đóng hộp, xúc xích, lạp xưởng, sữa bột, phomat...

Hiện nay, phương pháp chuẩn để phát hiện độc tố của vi khuẩn C. botulinum là thử nghiệm trung hòa độc tố trên chuột. Tuy nhiên phương pháp này mất nhiều thời gian, giá thành cao và đặc biệt liên quan tới vấn đề y đức về sử dụng động vật thí nghiệm. Vì vậy hiện nay, nhiều nước đã sử dụng kỹ thuật PCR để phát hiện vi khuẩn C. botulinum và các gene độc lực của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Kỳ lạ loài bọ Zombie có hành vi

Kỳ lạ loài bọ Zombie có hành vi "đồi bại" trong tự nhiên

Bắt ép nạn nhân phải quan hệ với xác chết có lẽ là cách tồn tại kỳ lạ và đáng sợ nhất trong thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 15/06/2017
Vi khuẩn làm hỏng thức ăn ra sao?

Vi khuẩn làm hỏng thức ăn ra sao?

Được gọi chung là saprophyte, nhóm vi khuẩn làm hỏng thức ăn là

Đăng ngày: 13/06/2017
Sâm Ngọc Linh và những điều ít ai biết

Sâm Ngọc Linh và những điều ít ai biết

Việc tìm ra Sâm Ngọc Linh có thể nói là một trong những phát hiện quan trọng bậc nhất trong lĩnh vực y dược không chỉ của Việt Nam.

Đăng ngày: 09/06/2017
Phát hiện nhóm tế bào có chức năng như bộ não của hạt giống

Phát hiện nhóm tế bào có chức năng như bộ não của hạt giống

Hạt giống của cây có một nhóm tế bào có chức năng tương tự một bộ não, chịu trách nhiệm đánh giá tình hình môi trường và ra lệnh cho hạt nảy mầm.

Đăng ngày: 08/06/2017
Đây là loại nấm nguy hiểm nhất thế giới và hậu quả kinh khủng khiếp nó đã gây ra

Đây là loại nấm nguy hiểm nhất thế giới và hậu quả kinh khủng khiếp nó đã gây ra

Loại nấm nhìn vô hại, ngon mắt, nhưng hóa ra cực kỳ độc. Nó chịu trách nhiệm tới 90% trường hợp tử vong vì ăn phải nấm độc.

Đăng ngày: 08/06/2017
Vi khuẩn tiến hóa có thể “ăn” nhựa làm ô nhiễm đại dương

Vi khuẩn tiến hóa có thể “ăn” nhựa làm ô nhiễm đại dương

Ô nhiễm đại dương đang tăng cao đến mức đáng kinh ngạc, và các cư dân sinh sống dưới lòng biển có nguy cơ bị tuyệt diệt vì những chất thải của con người.

Đăng ngày: 06/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News