Vì sao cung nữ, thái giám trong Tử Cấm Thành không dám ăn đồ ăn thừa của Hoàng đế?

Trên thực tế, những món sơn hào hải vị còn thừa lại sau mỗi bữa ăn của nhà vua dù cho có đến tay cung nữ, thái giám thì đa số họ đều không ăn mà dùng chúng vào một mục đích khác.

Tại Trung Hoa vào thời cổ đại, Hoàng đế là người nắm giữ địa vị chí cao vô thượng. Cũng bởi vậy mà mọi phương diện sinh hoạt hàng ngày của họ đều được chăm lo vô cùng cẩn thận.

Trên phương diện ăn uống nói riêng, có không ít người vẫn cho rằng các vị vua thời phong kiến vốn nắm quyền sinh quyền sát trong tay, lại ngồi trên núi vàng núi bạc của thiên hạ, nên muốn ăn sơn hào hải vị nào cũng hoàn toàn không phải là vấn đề.

Thế nhưng theo ghi chép của vị Hoàng đế nhà Thanh cuối cùng là Phổ Nghi, chuyện ăn cơm của nhà vua vốn chẳng hề có được sự tự do như vậy. Theo đó, để tránh bị kẻ khác đầu độc, Hoàng đế không được phép ăn quá 3 miếng cho mỗi món.

Điều này lại khiến hậu thế không khỏi nảy sinh thắc mắc: Mỗi bữa ăn của các vị vua thời xưa đều có không ít món, trong khi đó mỗi món lại chỉ ăn không quá ba gắp, vậy lượng thức ăn thừa không nhỏ sau mỗi bữa sẽ được xử lý như thế nào?

Trên thực tế, số thức ăn này rất ít khi bị đổ bỏ, bởi các vị Thiên tử thời bấy giờ đa số đều coi trọng việc tiết kiệm.

Theo Qulishi, lượng thức ăn còn dư lại trong mỗi bữa ngự thiện của Hoàng đế sẽ được xử lý theo 2 cách phổ biến dưới đây.

Cách thứ nhất: Ban thưởng cho các phi tần hoặc quan viên

Vì sao cung nữ, thái giám trong Tử Cấm Thành không dám ăn đồ ăn thừa của Hoàng đế?
Các món sơn hào hải vị trong bữa cơm của nhà vua thường được ban cho phi tần hoặc các đại thần. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Những đối tượng được ban thưởng các món sơn hào hải vị trong bữa cơm của nhà vua chủ yếu là phi tử hoặc đại thần.

Việc ban các món ngon cho những mỹ nhân hậu cung từ lâu vốn đã không phải là một chuyện hiếm lạ. Thế nhưng việc ban thưởng chúng cho các quan viên trong triều  lại là một hành động mang nhiều tầng ý nghĩa.

Vào thời cổ đại, những vật phẩm thường xuyên được nhà vua thưởng cho quan lại chủ yếu là vàng bạc châu báu. Tuy nhiên trong mắt những quan viên này, số của cải vật chất ấy thậm chí còn không đáng giá bằng một vài món ăn được vua ban.

Bởi lẽ, cổ nhân Trung Hoa cho rằng, lễ nghi cao nhất trong việc mời cơm chính là mời đối phương tới nhà mình ăn cơm. Mà việc Hoàng đế đem món ăn mình dùng ban thưởng cho các đại thần dưới trướng lại được xem là một ân huệ vô cùng lớn.

Bởi nếu xét trên một góc độ khác, hành động này cũng là minh chứng cho thấy các đại thần nói trên đã được ban vinh dự ăn chung món ăn với bậc Thiên tử.

Điểm đáng nói hơn còn nằm ở chỗ, dựa theo phép tắc thời xưa, người có thể được nhà vua ban thưởng đồ ăn phần lớn là sủng thần hoặc đại thần có vai vế không nhỏ trong triều.

Phần vì coi trọng chiến công, phần vì tin tưởng, trọng dụng họ nên Hoàng đế mới ban sơn hào hải vị của mình cho những người này.

Do đó, có thể phần nào khẳng định rằng, việc ban thưởng đồ ăn cho quan viên thực chất lại là hành động ẩn chứa nhiều dụng ý không hề đơn giản.

Cách thứ hai: Để cung nữ, thái giám tiến hành "tiêu thụ"

Vì sao cung nữ, thái giám trong Tử Cấm Thành không dám ăn đồ ăn thừa của Hoàng đế?
Thái giám, cung nữ lén lút cất giấu các món ăn thừa của vua rồi mang ra ngoài bán cho tửu điếm. (Ảnh minh họa).

Có lẽ không ít các vị Hoàng đế thời xưa đều không hề biết tới phương thức xử lý thức ăn thừa vô cùng đặc biệt này.

Trên thực tế, nếu những món ăn kia không được ban thưởng đích danh cho người nào, chúng sẽ trở thành mục tiêu tranh giành của các cung nữ, thái giám trong hoàng cung.

Tuy nhiên, những đối tượng này không tranh đoạt các món sơn hào hải vị ấy để ăn. Bởi dẫu sao họ cũng quanh năm suốt tháng sống trong cung, mặc dù không tới mức bữa nào cũng ăn đồ trân quý nhưng đối với những món của ngon vật lạ này cũng đã trở nên quen thuộc.

Mục đích của việc tranh đoạt các món ăn nói trên là để mưu lợi cho bản thân, hơn nữa lợi ích ở đây chính là lợi ích kinh tế hết sức thiết thực.

Theo đó, những thái giám, cung nữ này sẽ lén lút cất giấu các món ăn thừa của nhà vua rồi âm thầm mang ra bên ngoài cung để bán cho các tửu điếm lớn.

Trên thực tế, Hoàng đế mỗi bữa cũng chỉ ăn vài miếng, có món gần như còn không đụng đũa, nên người bình thường căn bản đều không nhìn ra được đó là… cơm thừa.

Hơn nữa trù nghệ của các đầu bếp trong hoàng cung vốn ít ai có thể so bì. Vì vậy nên những món ăn ấy thường được rao bán ở bên ngoài với giá rất cao.

Vì sao cung nữ, thái giám trong Tử Cấm Thành không dám ăn đồ ăn thừa của Hoàng đế?
Những món ăn của vua thường được rao bán ở bên ngoài với giá rất cao. (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, cũng có một vài quán rượu cố ý thu thập những thứ bị xem là "cơm thừa canh cặn" của Hoàng đế, sau đó nghiên cứu cách thức chế biến để làm ra một phần khác, rồi tuyên bố với thiên hạ đây là món mà Thiên tử từng dùng qua.

Chỉ cần có một chút liên quan với nhà vua, bách tính thường dân đều cho đấy là phúc phần khó mà có được. Vì vậy bất luận món ăn "nhái" kia có giá cao bao nhiêu, không ít người vẫn sẽ giành mua cho bằng được.

Từ đó có thể thấy, những thứ bị Hoàng đế xem là "cơm thừa canh cặn" đã trở thành sản phẩm chủ chốt của một đường dây mua bán ăn nên làm ra vào thời cổ đại.

Trong đường dây ấy, đối tượng "đầu nguồn" chính là các cung nữ, thái giám đưa hàng ra ngoài cung, sau đó tới các ông chủ tiến hành thu mua, làm nhái rồi bán ra thị trường và chia hoa hồng.

Nhờ công dụng làm dày thêm túi tiền của không ít đối tượng vào thời bấy giờ, phương thức làm ăn dựa vào cơm canh của Thiên tử đã từng có lúc trở nên hết sức thịnh hành trong lịch sử Trung Hoa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao con chó qua sông mà không bị ướt?

Vì sao con chó qua sông mà không bị ướt?

Con chó băng qua sông, không đi bằng cầu hay thuyền nhưng không ướt thì lí do là gì?

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao ngã xuống biển Chết không sợ chết chìm?

Vì sao ngã xuống biển Chết không sợ chết chìm?

Dù không biết bơi, nhưng khi ngã xuống Biển Chết, du khách sẽ không lo bị chết đuối.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao nước ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại tách làm đôi?

Vì sao nước ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại tách làm đôi?

Biên giới giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương giống như ranh giới của hai thế giới riêng biệt. Nước của chúng không chảy vào nhau và trộn lẫn nhau.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao một người có thể phạm tội khi tuân theo mệnh lệnh?

Vì sao một người có thể phạm tội khi tuân theo mệnh lệnh?

Vào thập niên 1960, nhà khoa học tại Đại học Yale có tên là Stanley Milgram đã thực hiện một trong những thí nghiệm tâm lý nổi tiếng và gây tranh cãi nhất mọi thời đại.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tại sao việc ăn ít thịt bò đi lại tốt cho cả bạn lẫn hành tinh?

Tại sao việc ăn ít thịt bò đi lại tốt cho cả bạn lẫn hành tinh?

Thịt bò là một trong những loại thịt đỏ cung cấp năng lượng hiệu quả nhưng nó cũng là một phần nguyên nhân gây hại cho sức khỏe con người và đe dọa tới môi trường và biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tại sao diều bay được lên cao?

Tại sao diều bay được lên cao?

Đã bao giờ bạn tự thử giải thích tại sao chiếc diều giấy lại bay vút lên khi ta cầm dây diều kéo chạy về phía trước?

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao xúc xích, đồ hộp không cần bảo quản lạnh vẫn không hỏng?

Vì sao xúc xích, đồ hộp không cần bảo quản lạnh vẫn không hỏng?

Không chỉ đồ hộp mà sữa, xúc xích ăn liền... có thể để ở ngoài mà vẫn "vô tư". Tại sao lại vậy?

Đăng ngày: 24/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News