Sự sống có thể tồn tại trên vệ tinh sao Mộc

Đại dương ngầm trên một vệ tinh của sao Mộc có thể chứa lượng oxy đủ lớn để hỗ trợ hoạt động sống.

Trong mấy thập kỷ qua nhân loại chưa tìm ra bất kỳ bằng chứng đáng thuyết phục nào chứng tỏ sự sống tồn tại bên ngoài trái đất, song từ lâu giới khoa học đã coi Europa - thiên thể bay quanh sao Mộc - là nơi lý tưởng để tìm kiếm hoạt động sinh học.

Europa là vệ tinh thứ sáu, tính theo quỹ đạo từ trong ra ngoài, của sao Mộc. Bề mặt trẻ và rất mịn của Europa khiến các nhà khoa học tin rằng có một đại dương ngầm nằm bên dưới lớp ngoài cùng của nó.

Đại dương trên Europa nằm bên dưới lớp băng dày vài km, vì thế các nhà khoa học không biết chắc nó có nhiều khí oxy hay không. Người ta nghĩ rằng oxy được tạo ra trên bề mặt đại dương nhờ quá trình tương tác giữa nước với các hạt mang điện tích từ mặt trời. Giới khoa học luôn thống nhất quan điểm rằng oxy rất cần thiết đối với các quá trình trao đổi chất của sinh vật sống. Oxy chỉ không cần thiết đối với những sinh vật có khả năng sử dụng những hóa chất độc như metan (CH4) hay lưu huỳnh. 

Vệ tinh Europa (nhỏ hơn) và sao Mộc Ảnh: free-review.net.


Theo Space, lượng nước trong đại dương ngầm trên Europa gấp khoảng hai lần lượng nước của tất cả đại dương trên trái đất. Vì thế mà lượng oxy trên đó có thể lớn gấp hàng trăm lần so với dự đoán của giới khoa học.

Để xác định lượng oxy trong đại dương ngầm của Europa, Richard Greenberg – một nhà khoa học của Đại học Arizona (Mỹ) quyết định nghiên cứu bề mặt thiên thể đó. Sử dụng các mô hình máy tính để tính toán tốc độ tạo khí oxy trên bề mặt đại dương ngầm, ông nhận thấy tốc độ vận chuyển oxy bên trong đại dương lớn đến nỗi nồng độ oxy trong nước có thể vượt các đại dương của trái đất trong vài triệu năm nữa.

Greenberg nhận định rằng lượng oxy đó có thể đủ lớn để hỗ trợ hoạt động sinh học của vi sinh vật, thậm chí cả động vật cỡ lớn.

Trong số 4 vệ tinh lớn của sao Mộc được phát hiện trong năm 1610, Europa là vệ tinh nhỏ nhất. Nó có đường kính 3.100 km, nhỏ hơn Mặt Trăng một chút. Trong Hệ Mặt Trời, Europa là vệ tinh lớn thứ 6. Thiên thể này được tạo nên chủ yếu bởi đá silicate và có thể chứa lõi sắt. Bề mặt của Europa được tạo thành từ những kiến tạo địa chất gần đây, với nhiều vết nứt và vỉa đá song lại rất ít hố thiên thạch.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News