Sự sống ở trái đất bắt nguồn từ sao Hỏa

Một giả thuyết mới nêu khả năng sự sống bắt đầu trên sao Hỏa rồi được chuyển đến trái đất do thiên thạch.

Tại hội nghị khoa học mang tên Gặp gỡ Goldschmidt tại TP Florence (Ý), GS Steven Benner thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Westheimer ở TP Gainnesville của Mỹ đề xuất giả thuyết rằng hành tinh đỏ là nơi tốt nhất để sự sống bắt đầu trước trái đất hàng tỉ năm.

Từ lâu, giới khoa học thắc mắc làm thế nào các nguyên tử có thể kết hợp với nhau để tạo nên thành phần phân tử của 3 cơ thể sống chủ yếu là ribonucleic acid (RNA), deoxyribonucleic acid (DNA) và protein.


Hành tinh đỏ là nơi tốt nhất để sự sống bắt đầu trước trái đất hàng tỉ năm. (Ảnh: BBC)

Các phân tử kết hợp thành chất liệu di truyền này phức tạp hơn rất nhiều so với hóa chất hữu cơ tiền sinh học có chứa carbon, được cho là đã tồn tại trên trái đất hơn 3 tỉ năm trước, trong đó RNA xuất hiện đầu tiên.

Năng lượng như nhiệt năng và quang năng tác động vào các phân tử hữu cơ không thể tạo ra RNA. Các nhà khoa học cho rằng RNA cần được tạo thành khuôn từ những nguyên tử kết tinh theo dạng bề mặt khoáng chất.

Các khoáng chất có tác dụng nhất để tạo khuôn cho RNA đã phân hủy trên bề mặt đại dương ở thời phôi thai của trái đất nhưng theo GS Benner, chúng có rất nhiều trên sao Hỏa. Do đó, ông nêu khả năng sự sống bắt đầu trên sao Hỏa.

Trên thực tế, vấn đề nguồn gốc sự sống bắt nguồn từ sao Hỏa đã từng được bàn luận, nhưng GS Benner nêu thêm ý tưởng về nguồn gốc sao Hỏa của sinh quyển trái đất. Lần này, ông trình bày kết quả nghiên cứu cho thấy các khoáng chất chứa hai nguyên tố boron và molybdenum đóng vai trò then chốt để các nguyên tử kết hợp thành phân tử hình thành sự sống.


Các khoáng chất có tác dụng nhất để tạo khuôn cho RNA có rất nhiều trên sao Hỏa

GS Bennen giải thích: “Chỉ khi nào mobybdenum trở nên ôxy hóa cực cao nó mới tác động đến cách đời sống ban đầu hình thành. Dạng molybdenum không thể có ở trái đất vào lúc sự sống hình thành vì 3 tỉ năm trước đây, trái đất rất thiếu ôxy nhưng ở sao Hỏa có ôxy rất nhiều".

Mặt khác, ông Benner cho rằng môi trường của sao Hỏa lúc đó khô hơn và đó cũng là điều kiện thích hợp hơn cho sự sống hình thành.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News