Sự "tham nhũng" của tầng lớp hoàng gia lan tràn trong thế giới loài kiến

Theo các nhà nghiên cứu Đại học Leeds và Copenhagen, thế giới loài kiến còn xa mới trở thành mô hình xã hội hợp tác, nó đang tràn ngập sự gian lận và tham nhũng, và lên đến cả những tầng lớp trên cùng.

Kiến vẫn thường được cho rằng làm việc cùng nhau vì lợi ích của bầy hơn là cho lợi ích cá nhân. Nhưng tiến sĩ Bill Hughes thuộc Khoa khoa học sinh học đại học Leed đã tìm ra bằng chứng phá bỏ ảo tưởng này.

Cùng với giáo sư Jacobus Boomsma thuộc đại học Copenhagen, ông đã tìm khám phá ra một số con kiến đã tìm cách lừa cả hệ thống, để đảm bảo con của chúng trở thành kiến chúa có khả năng sinh sản hơn là trở thành kiến thợ không có khả năng sinh sản.

“Lý thuyết đã được thừa nhận cho rằng những con kiến chúa được tạo ra bởi sự chăm sóc; một số ấu trùng nhất định được cho ăn thức ăn riêng để thúc đẩy sự phát triển thành kiến chúa và tất cả các ấu trùng này đều có cơ hội như nhau,” tiến sĩ Hughes giải thích. “Nhưng chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm ADN dấu chân trên 5 đàn kiến xén lá và khám phá ra con của một số tổ tiên có nhiều khả năng trở thành kiến chúa hơn những con khác. Những con kiến này có gen “hoàng gia”, tạo cho chúng lợi thế không công bằng và chúng có thể đánh lừa những chị em của chúng và khiến chúng không có cơ hội trở thành kiến chúa."

Kiến chúa và kiến thợ thuộc loài kiến cắt lá (Ảnh: D.R. Nash)

Nhưng điều làm ngạc nhiên các nhà khoa học đó là những dòng gen “hoàng gia” luôn luôn hiếm hoi trong mỗi đàn.

Tiến sĩ Hughes cho biết: “Giải thích đúng nhất chỉ có thể là những con kiến này có những bước tính toán thận trọng để tránh khỏi phát hiện. Nếu có quá nhiều kiến thuộc một dòng gen phát triển trở thành kiến chúa trong riêng một đàn, những con kiến khác có thể nhận thấy và có hành động chống lại. Vì vậy những con kiến đực với gen hoàng gia đã tiến hóa để làm cách nào đó đưa những con non của chúng rộng ra các đàn khác và vì vậy tránh được sự phát hiện. Sự hiếm hoi của dòng máu hoàng gia thực tế là một chiến lược tiến hóa bằng cách lừa dối để tránh khỏi đàn áp lại của số đông mà chúng đang lợi dụng.”

Một vài lần mỗi năm, những đàn kiến sinh ra những con đực và kiến chúa mới, chúng bay khỏi đàn của mình để tìm bạn tình và giao phối. Những con đực chết một thời gian ngắn sau khi giao phối và những con cái tiếp tục tìm những đàn mới. Các nhà nghiên cứu thích thú nghiên cứu quá trình này, để xác định xem giả thuyết của họ là chính xác hay không và chiến lược giao phối của những con đực với dòng gen hoàng gia để đảm bảo sự hiếm hoi của chúng, nhằm giữ những lợi ích của chúng mà không bị phát hiện bởi những con “thường dân” khác.

Tuy nhiên, khám phá của các nhà khoa học chứng minh rằng, mặc dù những bầy đàn côn trùng thường được trích dẫn như bằng chứng rằng xã hội có thể dựa trên chủ nghĩa quân bình và hợp tác, chúng không quá tuyệt vời như chúng ta tưởng.

“Trong khi nghiên cứu những côn trùng như kiến hoặc ong, những mặt có tính chất hợp tác trong xã hội của chúng thường được phơi bày ra trước tiên”, tiến sĩ Hughes nói. “Tuy nhiên, khi bạn nhìn một cách sâu hơn, bạn sẽ thấy được những xung đột và dối trá – và hiển nhiên xã hội con người cũng là bằng chứng hoàn hảo về vấn đề này. Chúng ta đã tưởng rằng kiến là một ngoại lệ, nhưng các nhà phân tích về di truyền đã cho thấy xã hội của chúng cũng tràn ngập tham nhũng – và tham nhũng của tầng lớp hoàng gia!”

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Con rết

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng

Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.

Đăng ngày: 01/05/2025
Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Các nhà sinh học cảnh báo trong số cây cảnh trồng trong nhà có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News