Sự thật cần biết về dịch bệnh Ebola
Dịch bệnh Ebola đang lan tràn ở nhiều nước trên thế giới. Số người bị chết và lây nhiễm bệnh đang tăng lên từng ngày. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn chưa có vac-xin phòng ngừa, gây hoang mang trong dân chúng.
Bệnh sốt xuất huyết Ebola (Ebola HF) là một trong nhiều bênh sốt xuất huyết do virus gây ra. Nó là một căn bệnh gây nguy cơ tử vong cao thường xuất hiện ở người và động vật linh trưởng như khỉ đột, tinh tinh. Những loài Ebolavius được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976 tại nơi nay là nước Cộng hòa Dân chủ Congo, gần bờ sông Ebola. Kể từ đó, dịch bệnh xuất hiện thưa thớt.
Bệnh Ebola HF bị gây ra bởi virus thuộc họ Filoviridae, chi Ebolavirus. Có 5 loại virus Ebolarius. Bốn trong số 5 loại virus đó có khả năng gây bệnh ở người: virus Ebola (Zaire Ebolavirus); virus Sudan (Sudan Ebolavirus); Virus Tai Forest (Tai Forest Ebolavirus, trước đây là Coote d’Ivoire ebolavirus) và virus Bundibugyo (Bundibugyo Ebolavirus). Loại virus thứ 5 là Reston (Reston Ebolavirus) chỉ gây bệnh ở loài linh trưởng, không đe dọa đến con người.
Triệu chứng của bệnh Ebola bao gồm: sốt, nhức đầu, đau cơ và khớp, suy kiệt sức khỏe, tiêu chảy, ói mửa, đau dạ dày, ăn không ngon. Một số người còn có thể có các triệu chứng phát ban, đỏ mắt, nấc cục, ho, đau họng, đau ngực, khó thở, nuốt không trôi, chảy máu bên trong và bên ngoài cơ thể. Các triệu chứng trên xuất hiện trong khoảng từ 2-21 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh, thường là sau 8-10 ngày.
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết Ebola vẫn còn hạn chế, bao gồm: cân bằng nước và điện giải cho bệnh nhân, duy trì oxi và huyết áp, xử lý các nhiễm trùng phức tạp. Chữa trị bệnh Ebola là quan trọng nhưng cũng là một thách thức lớn bởi khó có thể phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu với các triệu chứng như đau đầu và sốt.
Phòng ngừa bệnh Ebola không phải là điều đơn giản, bởi chúng ta vẫn chưa biết chắc chắn chính xác cách virus Ebola xâm nhập vào cơ thể con người, hiện nay mới có rất ít các biện pháp phòng tránh. Những người mắc bệnh bị cách ly hoàn toàn với người khác, nhân viên y tế tiếp xúc với người bệnh phải mặc quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, găng tay, kính bảo hộ … Tất cả các thiết bị đều phải được khử trùng.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

10 điều bạn cần biết về đậu phụ
Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.
