Sự thật đằng sau loài vượn bí ẩn có thể săn và ăn thịt sư tử tại châu Phi

Ở sâu trong rừng nhiệt đới Congo, châu Phi, người ta nói rằng một quần thể vượn có kích thước cơ thể khổng lồ và tập tính vô cùng man rợ đang thống trị ở đó.

Được biết đến với cái tên vượn Bondo hoặc vượn Bili, rất nhiều người dân địa phương đã báo cáo rằng họ nhìn thấy tận mắt sinh vật bí ẩn này. Chúng thường đi bằng hai chân, có kích thước bằng một người đàn ông trưởng thành và làm tổ trên mặt đất giống như khỉ đột.

Họ cho rằng chúng là một loài vật rất hung dữ, nổi tiếng là có thể giết được sư tử. Một số người cho rằng chúng là một loài vượn lớn hoàn toàn mới, trong khi những người khác cho rằng chúng là con lai giữa khỉ đột và tinh tinh.

Các báo cáo gây sốc về vượn Bondo đã được lưu hành trong nhiều thập kỷ. Mặc dù rõ ràng là có điều gì đó thú vị đang xảy ra với loài vượn lớn ở rừng nhiệt đới Congo nhưng có vẻ như nhiều báo cáo trong số đó đã phóng đại sự thật và thêm vào đó nhiều tình tiết giật gân. Giống như nhiều câu chuyện thuộc loại này, câu chuyện về vượn Bili có thể là sự pha trộn giữa thực tế và hư cấu.

Một trong những nỗ lực khoa học đầu tiên để truy tìm loài vượn bí ẩn này được thực hiện vào năm 1996 bởi Karl Ammann, một nhiếp ảnh gia và nhà bảo tồn người Thụy Sĩ ở Kenya. Theo báo cáo, Ammann đã bắt gặp một số hộp sọ được lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Trung Phi ở Bỉ. Những hộp sọ này được thu thập bởi thực dân Bỉ trong quá khứ, tại địa điểm gần thị trấn Bili ở phía bắc Cộng hòa Dân chủ Congo, cách sông Ebola khoảng 200km về phía đông.

Trên các hộp sọ này có một đường gờ nổi bật ở giữa giống như hộp sọ của một con khỉ đột. Nhưng điều kỳ lạ là các khía cạnh khác về hình dạng và kích thước của hộp sọ lại giống với loài tinh tinh, cộng với việc không có quần thể khỉ đột nào được biết đến sống trong khu vực nơi chúng được thu thập.

Sự thật đằng sau loài vượn bí ẩn có thể săn và ăn thịt sư tử tại châu Phi
Chúng là một loài động vật rất to lớn, khuôn mặt của chúng phẳng, lông mày thẳng.

Do đó, Ammann nghi ngờ rằng đây có thể là một loài hoàn toàn mới và đã mạo hiểm đến vùng phía bắc của Cộng hòa Dân chủ Congo để tìm hiểu. Tại đây, Ammann đã nói chuyện với những người thợ săn địa phương, những người này đã kể cho anh nghe về việc nhìn thấy những con vượn khổng lồ giết sư tử và dường như chúng cũng miễn nhiễm với phi tiêu độc.

Đáng sợ hơn là những con thú kỳ lạ này cũng được cho là sẽ phát ra những tiếng hú vào lúc trăng tròn. Ammann cũng mua những bức ảnh từ người dân địa phương, cho thấy những người thợ săn đang cảm thấy vô cùng bối rối với cơ thể khổng lồ của của con vượn mà họ đã săn được.

Mặc dù chuyến đi của Ammann đã thu thập được một vài thông tinh như những một số phân tinh tinh cực lớn và dấu chân lớn hơn cả dấu chân của khỉ đột, nhưng trên thực tế Ammann vẫn không thu thập được bằng chứng thuyết phục nào về loài vượn Bili.

Một trong những nỗ lực khác để xác định loài vượn bí ẩn này được diễn ra vào mùa hè năm 2002 và 2003. Một trong những nhà nghiên cứu trong chuyến thám hiểm là tiến sĩ Shelly Williams, người được cho là đã trở về từ chuyến đi đến Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết:

"Chúng là một loài động vật rất to lớn, khuôn mặt của chúng phẳng, lông mày thẳng hơn khi so với khỉ đột. Chúng sẽ tụ tập từ 2 đến 3 cá thể để cùng nhau làm tổ trên mặt đất, trong khi đó những con khác trong đàn sẽ làm tổ trên những cành cây thấp ở gần đó. Chúng phát ra âm thanh riêng biệt giống như tiếng hú và to hơn khi trăng tròn mọc và lặn". Cô lập luận rằng loài vượn này có thể là một loài mới mà khoa học chưa biết đến, một phân loài mới của tinh tinh hoặc con lai giữa khỉ đột và tinh tinh.

Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, người ta nghi ngờ những tuyên bố táo bạo này là bịa đặt. Vài năm sau, nhà linh trưởng học, tiến sĩ Cleve Hicks và nhóm của ông đã thực sự quan sát được thứ được cho là loài vượn Bili trong ít nhất 20 giờ trong tự nhiên.

Theo báo cáo của New Scientist vào năm 2006, Hicks lập luận rằng chúng gần như chắc chắn không phải là một loài vượn mới hay thậm chí là một phân loài mới, mà chỉ đơn giản là một quần thể tinh tinh thú vị. DNA lấy từ các mẫu phân đã xác nhận điều này và cho thấy những con vật này có thể chính là tinh tinh phương đông (có tên khoa học là Pan troglodytes schweinfurthii, một loài tinh tinh phổ biến có nguồn gốc từ Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Uganda, Rwanda, Burundi và Tanzania).

Tuy nhiên, nghiên cứu của Hicks cho thấy quần thể tinh tinh ở Bili khá bất thường. Chúng thực sự có một đường vân trên hộp sọ giống như một con khỉ đột và làm tổ trên mặt đất. Người ta cũng báo cáo rằng chúng đã đập phá các tổ mối và sử dụng một tảng đá làm đe để đập vỡ mai rùa, đây không phải là hành vi điển hình của tinh tinh.

Đối với những tuyên bố về việc ăn thịt sư tử và đi bằng hai chân, những tuyên bố đó chưa bao giờ được xác minh. Mặt khác, hành vi của tinh tinh vùng Bili-Uéré vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, đặc biệt là khi khu vực này là mục tiêu của một số cuộc chiến tranh trong những thập kỷ qua đã làm gián đoạn các nỗ lực bảo tồn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Choáng váng trước cảnh tượng tôm hùm đất ăn thịt ếch trong hang động

Choáng váng trước cảnh tượng tôm hùm đất ăn thịt ếch trong hang động

Vườn quốc gia hang Mammoth ở Kentucky hôm 3/3 chia sẻ ảnh chụp một con tôm hùm đất đang ngấu nghiến ếch trong hang.

Đăng ngày: 07/03/2023
Một số loài động vật gây hại lại có lợi ích lớn cho cuộc sống ngày nay

Một số loài động vật gây hại lại có lợi ích lớn cho cuộc sống ngày nay

Cáo đỏ, chồn thông được các tổ chức từ nhiều quốc gia Liên minh châu Âu phân loại vào danh mục động vật có hại cho con người và hệ sinh thái, song ngày nay chúng lại đang bảo vệ nền nông nghiệp.

Đăng ngày: 07/03/2023
Khỉ mũ mẹ chật vật nuôi con khuyết tật

Khỉ mũ mẹ chật vật nuôi con khuyết tật

Các nhà khoa học Brazil mô tả cái chết của một con khỉ mũ bị tật ở chân trong tự nhiên, hé lộ khỉ mẹ và cả đàn đối xử với con non khiếm khuyết giống những thành viên khác.

Đăng ngày: 07/03/2023
Phát hiện loài gà nguy cấp, quý hiếm tại rừng đặc dụng Pù Hu

Phát hiện loài gà nguy cấp, quý hiếm tại rừng đặc dụng Pù Hu

Năm cá thể gà lôi trắng và gà tiền mặt vàng thuộc loài gà nguy cấp, quý hiếm đã được phát hiện tại khu rừng đặc dụng Pù Hu (Thanh Hoá).

Đăng ngày: 07/03/2023
Động vật có thể lớn tới đâu?

Động vật có thể lớn tới đâu?

Các nhà nghiên cứu cho rằng động vật, đặc biệt là những loài trên cạn, bị hạn chế về mặt kích thước do định luật về tương quan sinh trưởng và mức độ dồi dào của tài nguyên.

Đăng ngày: 07/03/2023
Thụy Điển bị chỉ trích vì sắp tiêu diệt hàng trăm con linh miêu

Thụy Điển bị chỉ trích vì sắp tiêu diệt hàng trăm con linh miêu

Các chuyên gia bảo tồn đang chỉ trích chính quyền Thụy Điển do kế hoạch săn giết hơn 200 con linh miêu trong tháng 3.

Đăng ngày: 07/03/2023
Bắt được con nghêu nặng hơn 1kg, định nấu cháo nhưng quá bất ngờ khi biết

Bắt được con nghêu nặng hơn 1kg, định nấu cháo nhưng quá bất ngờ khi biết "lai lịch" của nó

Một anh chàng ở Mỹ đã rất vui mừng khi bắt được con nghêu khổng lồ vì nghĩ rằng như thế là có thể nấu món cháo nghêu cho mấy người ăn.

Đăng ngày: 06/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News