Sự thật đáng sợ về vi khuẩn kháng kháng sinh

Nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard cảnh báo, vi khuẩn kháng kháng sinh có đa dạng loài, năng động, lan rộng, lây nhiễm âm thầm không dấu hiệu nhận biết.

Năm ngoái, CRE (carbapenem resistant Enterobacteriaceae - Enterobacteriaceae/họ vi khuẩn đường ruột chống lại được thuốc nhóm Carbapenem) được nhắc đến với cái tên đáng sợ: "Ác mộng vi khuẩn". Biệt danh này do chính giám đốc Trung tâm Phòng chống và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) - Tiến sĩ Tom Frieden - đặt cho loại vi khuẩn này sau khi chứng kiến và chứng minh được rằng nó miễn dịch với nhiều loại kháng sinh như thế nào.

Nhưng nhóm các nhà khoa học tại Đại học Harvard với nghiên cứu mới của mình chỉ ra rằng, cách nói ấy vẫn còn nhẹ nhàng so với sự thật nguy hiểm của loại vi khuẩn này.

Sự thật đáng sợ về vi khuẩn kháng kháng sinh
Vi khuẩn CRE chống lại được cả thuốc nhóm Carbapenem khiến các nhà khoa học rất lo ngại vì mức độ phát triển, sự hoạt động khó phát hiện của chúng - (Ảnh: Getty Images).

Nhóm nghiên cứu do giáo sư dịch tễ học, Tiến sĩ William Hanage tại Harvard Chan School đứng đầu, đã xem xét khoảng 250 mẫu CRE của các bệnh nhân nhập viện từ 3 bệnh viện ở Boston và 1 bệnh viện ở California.

Sau khi phân tích, các nhà khoa học phát hiện ra CRE có các loài đa dạng hơn bao giờ hết, và mỗi loài lại có đặc điểm kháng thuốc theo cách riêng của mình. Đáng lo ngại là các loài còn học hỏi lẫn nhau, chia sẻ và lan truyền gene kháng thuốc mà một vài trong số đó chưa từng được phát hiện trước đây.

Tệ hơn, các nhà khoa học tin rằng các CRE có thể được truyền từ người này sang người khác mà không hề có triệu chứng để chúng ta biết bệnh sớm.

"Những phát hiện mới của chúng tôi cho thấy rằng, CRE đang lan rộng vượt ra ngoài các trường hợp bệnh phát rõ ràng. Chúng ta cần phải xem xét kỹ hơn vụ truyền bệnh âm thầm không dấu hiệu nhận biết này trong cộng đồng và các cơ sở chăm sóc sức khỏe nếu chúng ta muốn dập tắt nó", Tiến sĩ William Hanage cảnh báo.

CRE là một lớp vi khuẩn có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh, kể cả Carbapenem - được coi là loại thuốc kháng cuối cùng dùng cho bệnh nhân khi các kháng sinh khác đã thất bại. Theo ước tính, CRE có xu hướng lây lan tại các bệnh viện và cơ sở chăm sóc dài hạn và gây ra khoảng 9.300 ca bệnh nhiễm trùng, 600 trường hợp tử vong tại Hoa Kỳ mỗi năm. CDC cho biết tỉ lệ này ngày càng tăng.

Dự án nghiên cứu do William Hanage chịu trách nhiệm nhằm 4 mục tiêu: Có được cái nhìn sơ về sự đa dạng di truyền của CRE; để xác định bùng phát dịch xảy ra như thế nào và với mức độ thường xuyên như thế nào; bằng chứng CRE lây lan trong và giữa các bệnh viện; nghiên cứu cách kháng sinh lan truyền giữa các loài của CRE.

Sự thật đáng sợ về vi khuẩn kháng kháng sinh
Các gene kháng kháng sinh di chuyển dễ dàng từ loài này sang loài khác.

Nó khác các nghiên cứu trước đây - thường kiểm tra chỉ một ổ dịch tại một thời điểm nhất định. Thông qua nghiên cứu này, nhóm các nhà khoa học đã tìm thấy những gì Tiến sĩ Hanage gọi là "sự bạo loạn của sự đa dạng" giữa cả các loài CRE và giữa các gene kháng carbapenem.

Họ cũng nhận thấy rằng các gene kháng kháng sinh di chuyển dễ dàng từ loài này sang loài khác, góp phần vào mối đe dọa đang liên tục phát triển từ CRE. Ngoài ra, nhóm tìm ra thêm cơ chế kháng thuốc chưa từng thấy trước đây.

Tiến sĩ Hanage khẳng định, cách duy nhất để kiểm soát sự gia tăng mức độ phổ biến của CREs là tăng cường giám sát di truyền của các vi khuẩn nguy hiểm này.

Tiến sĩ Hanage nói: "Để ngăn chặn CRE, tốt nhất là ngừa lây truyền ngay từ đầu. Nếu chúng ta bỏ qua nhiều đường truyền mà chỉ tập trung vào các trường hợp bệnh cụ thể như chơi trò đập chuột trũi (Whack-a-Mole) thì chúng ta có thể chắc chắn rằng vi khuẩn sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại ở một nơi khác".

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 loại bệnh chỉ cần dùng 1 củ hành chữa là khỏi mà rất ít tác dụng phụ

11 loại bệnh chỉ cần dùng 1 củ hành chữa là khỏi mà rất ít tác dụng phụ

Hành là loại gia vị được Đông y đánh giá cao vì những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe. Những bài thuốc được làm từ hành giúp bạn phòng chữa một số bệnh hiệu quả.

Đăng ngày: 18/01/2017
Nấm thức thần: Ảo giác đi bộ đến thiên đường hay địa ngục?

Nấm thức thần: Ảo giác đi bộ đến thiên đường hay địa ngục?

Với sự xảo biện về công dụng của nấm có chứa chất thức thần như: Thú chơi

Đăng ngày: 18/01/2017
Những bệnh ung thư không có triệu chứng sớm

Những bệnh ung thư không có triệu chứng sớm

Ung thư nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có tiên lượng tốt. Tuy nhiên, một số loại ung thư dưới đây hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu nên dễ bị bỏ qua.

Đăng ngày: 17/01/2017
Sắp tới, chúng ta có thể sở hữu bản đồ gene chỉ với 100 USD

Sắp tới, chúng ta có thể sở hữu bản đồ gene chỉ với 100 USD

15 năm nghiên cứu và hơn 2,7 tỷ đô là những con số ấn tượng để các nhà khoa học có thể xây dựng được toàn bộ bản đồ gene của loài người.

Đăng ngày: 17/01/2017
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh bạch hầu

Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh bạch hầu

Triệu chứng của bệnh bạch hầu là sốt, viêm họng, chán ăn, xuất hiện giả mạc trắng ở hốc miệng; phòng ngừa tốt nhất là tiêm vắc xin.

Đăng ngày: 17/01/2017
Những loại thuốc nên dự trữ trong nhà dịp Tết

Những loại thuốc nên dự trữ trong nhà dịp Tết

Trong những ngày Tết, mỗi gia đình nên dự trữ sẵn một số thuốc và dụng cụ y tế thông thường để các thành viên trong nhà sẽ yên tâm hơn về sức khỏe.

Đăng ngày: 16/01/2017
Triển khai liệu pháp tế bào trong điều trị bệnh ung thư

Triển khai liệu pháp tế bào trong điều trị bệnh ung thư

Nhóm các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Y Hà Nội đang tiếp nhận và triển khai ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư từ các chuyên gia Nhật Bản.

Đăng ngày: 16/01/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News