Sự thật về "báo đen" - Đừng để bị lừa, không có loài báo đen đâu!

Hãy tưởng tượng bạn đang đi bộ xuyên qua cánh rừng rậm ở Tây Nam Trung Quốc thì bỗng bắt gặp một mảng tối lớn, giống như một cái bóng, đứng yên bất động. Đôi mắt của bạn bắt gặp hai quả cầu màu xám bạc giữa những chiếc lá xanh bóng. Sau đó, trong tích tắc, bóng đen tan biến, như bóng tối chợt nhớ ra ánh sáng. Trở lại một ngôi làng, dân làng tiết lộ bạn đã gặp trực tiếp một con báo đen nhưng khi lên mạng tìm kiếm thông tin bạn lại không tìm được gì. Tuy nhiên, báo đen không phải con thú bí ẩn, chúng là sản phẩm của gene dị thường, như thùy tai dính liền hoặc khả năng cuộn lưỡi của bạn.

Sự thật về báo đen - Đừng để bị lừa, không có loài báo đen đâu! 
Báo đen thậm chí không hoàn toàn là màu đen.

Nhờ di truyền học hiện đại, giờ đây chúng ta biết rằng những sinh vật chúng ta gọi là báo đen thực chất là một biến thể melanistic, do bị dư thừa sắc tố melanin nên lông mới bị đen. Đặc điểm này thường xuất hiện trên hai loài mèo lớn, báo hoa mai và báo đốm. Ở báo hoa mai, bệnh hắc tố (melanism) xuất phát từ một alen trội (giống như thùy tai dính liền).

Ở báo đốm, nó xuất phát từ alen lặn (như có thể cuộn lưỡi). Báo đen là bất kỳ biến thể melanistic nào của các loài trong chi Panthera.

Trên thực tế, thuật ngữ “báo đen” (panther) có thể dùng để chỉ một con báo, báo đốm hoặc báo sư tử dựa trên nơi sống. Báo đen không phải thuật ngữ chỉ một loài, nó là từ chỉ bất kỳ con mèo lớn nào có bộ lông đen, mắc bệnh melanism.

Báo đen thậm chí không hoàn toàn là màu đen. Quan sát kỹ hơn bộ lông của một con báo và bạn sẽ thấy rằng những đốm đặc trưng của báo gấm và báo đốm vẫn còn đó, ẩn dưới một lớp áo choàng dư thừa sắc tố melanin được gọi là "dải ma".

Sự thật về báo đen - Đừng để bị lừa, không có loài báo đen đâu!
"Dải ma" trên lông một con báo ở Khu bảo tồn thiên nhiên tê giác & sư tử, Kromdraai, Nam Phi

“Nếu có ánh sáng chiếu vào bạn sẽ dễ dàng thấy các đốm này xuất hiện trên bộ lông của nó. Trong môi trường thiếu sáng, rất khó để nhìn thấy chúng. Báo đen phổ biến ở châu Á hơn ở châu Phi, Patrick Thomas, người phụ trách Vườn thú Bronx của Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã cho biết.

Chẳng phải một bộ lông đen tuyền sẽ mang lại lợi thế vượt trội cho những kẻ săn mồi hay sao?

Thực tế hoàn toàn ngược lại với những gì ta nghĩ. Thomas nói:Trong thế giới động vật, việc phát hiện một khối màu đen tuyền sẽ dễ hơn màu bị trộn lẫn. Vì vậy, một con hổ với các vằn hoặc một con báo, báo đốm, hoặc báo gêpa với các đốm của chúng sẽ khó nhìn thấy trong thảm thực vật hơn là một con vật có màu đồng nhất”.

Ngoài ra, mọi người hay hiểu nhầm báo đen là những con cú đêm. “Chúng là loài rất cơ hội. Nếu phát hiện thấy con mồi vào ban ngày khi đang đói, chúng sẵn sàng phơi mình dưới ánh sáng và săn đuổi”, Thomas nói.

Đặc biệt, nếu chọn săn mồi vào ban ngày, những đốm trên lưng chúng sẽ rõ ràng hơn và tạo lợi thế ngang với hổ, báo đốm hay báo hoa mai.

Mặc dù báo đen thực chất là báo hoa mai hoặc báo đốm, chỉ khác là chúng bị đột biến, nhưng thần thoại về loài báo vẫn còn đó, trở thành câu chuyện truyền tai giữa những người dân.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ thị trấn suốt 20 năm bầu cử chó làm thị trưởng, riêng kết quả bỏ phiếu mới nhất lại gây bất ngờ

Kỳ lạ thị trấn suốt 20 năm bầu cử chó làm thị trưởng, riêng kết quả bỏ phiếu mới nhất lại gây bất ngờ

Một thị trấn nổi tiếng tại nước Mỹ hơn 20 năm qua đã giữ thói quen bầu chọn các chú chó lên vị trí quyền lực nhất thị trấn.

Đăng ngày: 05/05/2022
Những sinh vật có thể đột nhập vào nhà vệ sinh và khiến bạn

Những sinh vật có thể đột nhập vào nhà vệ sinh và khiến bạn "khóc thét"

Những sinh vật này có thể đi vào thông qua đường ống của bồn cầu, và nếu chẳng may lúc đó bạn đang đi vệ sinh thì...

Đăng ngày: 04/05/2022
Xấu xí lại hay cắn người, nhiều loài cá sấu và rắn đang bị bỏ mặc cho tuyệt chủng, không ai bảo tồn

Xấu xí lại hay cắn người, nhiều loài cá sấu và rắn đang bị bỏ mặc cho tuyệt chủng, không ai bảo tồn

Trong một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature, một nhóm các nhà bảo tồn động vật hoang dã quốc tế đã cảnh báo một thực trạng đáng lo ngại trong công tác của họ.

Đăng ngày: 04/05/2022
Tắc kè

Tắc kè "hóa điên", đập bọ cạp nhừ đòn rồi nuốt chửng

Hành vi bạo lực này giúp tắc kè tự bảo vệ mình khỏi nọc độc của bọ cạp.

Đăng ngày: 03/05/2022
Bọ ngựa tử chiến rết độc, cuộc vật lộn cam go sẽ có kết quả ra sao?

Bọ ngựa tử chiến rết độc, cuộc vật lộn cam go sẽ có kết quả ra sao?

Đây là một cuộc chiến không hề đơn giản với bọ ngựa.

Đăng ngày: 02/05/2022
Giun đất di chuyển thế nào

Giun đất di chuyển thế nào

Giun đất tiến về phía trước bằng cách co giãn cơ thể và sử dụng một cấu trúc giống như lông cứng để làm mỏ neo.

Đăng ngày: 02/05/2022
Tại sao giun máu, loài động vật không xương sống lại có thể sở hữu những chiếc răng nanh đáng sợ như sâu cát trong Dune?

Tại sao giun máu, loài động vật không xương sống lại có thể sở hữu những chiếc răng nanh đáng sợ như sâu cát trong Dune?

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra protein và quá trình đằng sau cách giun máu hình thành bộ hàm của chúng.

Đăng ngày: 01/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News