Sự thật về bức ảnh từ trường Mặt trời đang lan truyền trên mạng xã hội

Bức ảnh được nhiều trang Facebook chia sẻ với mô tả "rõ nhất về Mặt trời", dẫn nguồn từ NASA thực chất thuộc về một nhiếp ảnh gia tại Mỹ.

Thời gian gần đây, nhiều trang Facebook đăng tải hình ảnh được cho là "rõ ràng nhất của Mặt trời", do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp và chia sẻ. Tuy nhiên theo India Today, đây thực chất là ảnh đã qua chỉnh sửa, được chụp bởi nhiếp ảnh gia thiên văn có tên Jason Guenzel.

Trên một số trang Facebook, hình ảnh Mặt trời thu hút hơn 10.000 lượt thích và hàng trăm chia sẻ. Tìm kiếm trên cửa hàng tranh online Fine Art America, bức ảnh được Guenzel đăng tải ngày 16/1/2021 với tên Magnetic Sun.


Hình ảnh "Mặt trời rõ nét nhất" của NASA thực chất thuộc về nhiếp ảnh gia thiên văn Jason Guenzel. (Ảnh: The Vast Reaches).

"Hình ảnh này nhấn mạnh từ trường hỗn loạn trên bề mặt khả kiến của Mặt trời", Guenzel mô tả. Trong phần giới thiệu, nhiếp ảnh gia này sống tại Michigan (Mỹ).

Trên trang Twitter cá nhân, Guenzel chia sẻ hình ảnh tương tự vào ngày 13/1/2021. Phần mô tả có đoạn ghi rằng bức ảnh "được xử lý mạnh bởi phần mềm... cho thấy bản chất phức tạp của từ trường Mặt trời".


Guenzel khẳng định anh mới là người tạo ra bức ảnh gốc.

"Đi qua ranh giới mỏng manh giữa khoa học và nghệ thuật", đoạn cuối bài đăng cho biết. Điều đó đồng nghĩa bức ảnh đã được chỉnh sửa theo hướng nghệ thuật sau khi chụp.

Bên dưới bài viết, một số người chia sẻ câu chuyện hình ảnh được ghi sai thành "chụp bởi NASA". Phản hồi lại, Guenzel khẳng định anh mới là người tạo ra bức ảnh gốc.

"Đây là sản phẩm đã được xử lý dựa trên những bức ảnh chụp bởi kính viễn vọng năng lượng Mặt trời phía sau nhà tôi", Guenzel viết.

Bộ sưu tập ảnh của NASA cũng không có ảnh Mặt trời với những chi tiết tương tự. Tháng 2/2021, Guenzel bày tỏ lo lắng trên Facebook khi bức ảnh Mặt trời của anh được nhiều trang ghi rằng "do NASA chụp".

"Bức ảnh "Magnetic Sun" chụp Mặt trời từ vài tuần trước của tôi đã được chia sẻ trên Facebook, Twitter và Reddit suốt những ngày qua. Trong hầu hết bài viết, nó không được dẫn nguồn đúng mà được gán với ảnh của NASA. Nếu bạn nhìn thấy chúng, hãy giúp tôi nhắc nhở họ trong phần bình luận. Xin cảm ơn", Guenzel cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News