Tiểu hành tinh đường kính 1,8km "có khả năng nguy hiểm" với Trái đất

Tiểu hành tinh vô danh đang lao về phía Trái đất với vận tốc 76.000 km/h, gấp 20 lần so với tốc độ của một viên đạn.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS), một tiểu hành tinh khổng lồ có kích thước gấp 4 lần Tòa nhà Empire State ở Mỹ sẽ tiến gần Trái đất vào ngày 27/5 tới đây. NASA cho biết 7335 (1989 JA) có kích thước lớn hơn khoảng 99% số vật thể còn lại được họ quan sát thấy.


Tiểu hành tinh 7335 (1989 JA), rộng gấp 4 lần Tòa nhà Empire State, sẽ tiến gần Trái đất vào ngày 27/5/2022 (Ảnh minh họa).

Theo dự đoán, tiểu hành tinh có mã danh 7335 (1989 JA) sẽ chỉ tiến sát đến hành tinh của chúng ta ở cự ly khoảng 4 triệu km - tức là gấp 10 lần khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt Trăng.

Dẫu vậy với kích thước khổng lồ của mình, tảng đá không gian vẫn được NASA phân loại là "có khả năng nguy hiểm", có nghĩa là nó có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho hành tinh của chúng ta nếu quỹ đạo của nó bất chợt thay đổi và tác động lên Trái đất.

Cũng theo NASA, 7335 (1989 JA) chính là tiểu hành tinh lớn nhất sẽ tiếp cận gần Trái đất trong năm nay. Các nhà khoa học ước tính tiểu hành tinh này đang di chuyển với vận tốc khoảng 76.000 km/h, tức là nhanh hơn 20 lần so với tốc độ của một viên đạn.


Tàu vũ trụ Dart của NASA sẽ lao vào một thiên thạch trong nỗ lực làm chệch hướng bay của nó (Ảnh: NASA).

Tiểu hành tinh này là một trong hơn 29.000 vật thể gần Trái đất mà NASA quan sát thấy mỗi năm. Theo quy ước, bất kỳ vật thể thiên văn nào vượt qua khoảng cách 30 triệu dặm (tương đương 48 triệu km) trong quỹ đạo Trái đất, đều sẽ được đưa vào danh sách. Dẫu vậy, phần lớn các đối tượng này có kích thước cực kỳ nhỏ.

Mặc dù vẫn luôn quan sát chặt chẽ các vật thể ngoài hành tinh, song NASA vẫn khởi động một sứ mệnh dùng tàu du hành làm chệch hướng tiểu hành khỏi hành trình của chúng, để loại trừ các mối lo về va chạm với Trái đất trong tương lai.

Cụ thể vào tháng 11/2021, NASA đã phóng một tàu vũ trụ nằm trong sứ mệnh Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART), dự kiến va chạm trực diện vào tiểu hành tinh Dimorphos rộng xấp xỉ 160 mét vào mùa thu năm nay. Nếu mọi việc tốt đẹp, vụ va chạm sẽ không phá hủy tiểu hành tinh, nhưng sẽ làm thay đổi một chút quỹ đạo của nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News