Sự thật về nữ hoàng Cleopatra: Vừa xinh đẹp vừa thạo 8 ngôn ngữ
Cleopatra VII (69 - 30 TCN) là Nữ hoàng và là người cai trị cuối cùng của Vương triều Ptolemaic, Ai Cập. Bà nổi tiếng với các mối tình cùng Mark Antony và Julius Caesar nên người La Mã đã nhanh chóng tuyên truyền rằng Cleopatra không khác gì một cô gái đã giả mạo thân phận của mình để quyến rũ những người đàn ông quyền lực.
Cleopatra được xem là một trong những người thông thái nhất.
Cleopatra và Caesar (1866). Bức tranh được vẽ bởi Jean-Léon Gérôme
Cleopatra là một nhà cai trị quyền lực và thành đạt, nhưng lại không được đề cao trong các tài liệu lịch sử. Điều này khiến cho những thành tựu bà đạt được có phần bị phai mờ và những sai sót bà gây ra lại bị phóng đại quá mức. Quan điểm chung về Cleopatra trong các văn bản La Mã cổ đại và trên các phương tiện truyền thông hiện đại là một trong những người phụ nữ đầy mưu mô đã sử dụng thân thể của mình để đổi lấy các lợi ích về chính trị.
Trên thực tế, bà là một trong những trí thức vĩ đại nhất trong thời đại. Đây là điều mà các tài liệu cổ không hề đề cập đến. Bà được giáo dục bởi các học giả hàng đầu của Hy Lạp và từng theo học tại trường Mouseion ở Alexandria, nơi có Thư viện Alexandria nổi tiếng. Tại đây, bà được truyền đạt các kiến thức về địa lý, lịch sử, thiên văn học, triết học, ngoại giao quốc tế, toán học, giả kim thuật, y học, động vật học và kinh tế học.
Cleopatra là người duy nhất trong thời đại lúc bấy giờ có thể nói được tiếng Ai Cập cổ đại và đọc được chữ tượng hình. Ngoài ra, bà còn biết tiếng Hy Lạp cổ đại và các ngôn ngữ của người Parthia, người Do Thái, người Medes, Trogodyatae, người Syria, người Ethiopia và người Ả Rập.
Được biết, Cleopatra VII đã dành nhiều thời gian trong một phòng thí nghiệm cổ. Bà đã thực hiện một vài tác phẩm về thảo mộc và thẩm mỹ. Nhưng tất cả các tác phẩm ấy đều đã bị mất trongmột trận hỏa hoạn năm 391 sau Công nguyên, khi Thư viện Alexandria bị phá hủy. Sau đó, vị bác sĩ nổi tiếng Galen đã nghiên cứu lại các công trình ấy và thực hiện thành công một vài công thức do bà tạo ra.
Một trong những loại thuốc mà ông thường gợi ý cho bệnh nhân là một loại kem có tác dụng giúp nam giới mọc lại tóc. Những đóng góp của bà đối với khoa học và y học được biết đến nhiều ngay trong thế kỷ đầu tiên của Cơ đốc giáo. Trong một thế giới của những người quyền lực, Cleopatra được xem là một trong những người thông thái nhất. Sau cái chết của bà, Ai Cập trở thành một phần của Đế chế La Mã, đánh dấu sự kết thúc của nhà nước Hy Lạp thứ hai kể từ thời trị vì của Alexander.