Sự thật về "núi tuyết" trắng xóa giữa vùng nắng gió sa mạc Ai Cập

Hình ảnh những du khách thích thú trượt xuống từ đỉnh núi trắng xóa trông giống tuyết trắng ở vùng nắng nóng như Ai Cập lan truyền mạng xã hội gây bất ngờ.

Hình ảnh mọi người chơi đùa cùng tuyết, trượt xuống từ những ngọn núi tuyết trắng xóa dừng như không có gì lạ lùng hay bất thường. Tuy nhiên, mới đây, cư dân mạng xôn xao lan truyền loạt hình ảnh người chơi vui đùa trên "ngọn núi tuyết", điều quan trọng gì khiến những bức ảnh đó trở nên nổi tiếng như vậy?

Câu trả lời nằm ở vị trí chụp bức ảnh.

Nhiếp ảnh gia Mohamed Wardany đã ghi lại những khoảnh khắc về 'núi trắng xóa' ở Ai Cập.

Nằm ở rìa sa mạc Sahara khô cằn, đầy cát, quốc gia Trung Đông này hiếm khi hứng chịu lượng mưa lớn chứ chưa nói đến tuyết. Hay thời tiết đột ngột thay đổi mang mùa đông lạnh giá, tuyết rơi đến với Ai Cập.

Sự thật về núi tuyết trắng xóa giữa vùng nắng gió sa mạc Ai Cập
"Núi tuyết trắng xóa giữa vùng nắng gió sa mạc Ai Cập.

Rất nhiều giả thuyết đưa ra nhưng sự thật chỉ có một. Ngọn núi trắng xóa, du khách trượt từ đỉnh núi xuống, một điểm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch là kết quả tạo ra từ quá trình chế biến muối tại Port Fouad, nằm ở cuối phía bắc của kênh đào Suez.

Những ngọn núi muối ở Port Fouad đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch sau khi hình ảnh những người trượt xuống chúng lan truyền khắp mạng xã hội.

Sự thật về núi tuyết trắng xóa giữa vùng nắng gió sa mạc Ai Cập

Sự thật về núi tuyết trắng xóa giữa vùng nắng gió sa mạc Ai Cập
Du khách trượt xuống từ đỉnh "núi tuyết" ở Ai Cập.

Người Ai Cập từ nhiều vùng khác nhau đã đổ xô đến địa điểm độc đáo để thưởng ngoạn phong cảnh. Một số du khách thích thú cố gắng trải nghiệm trượt núi muối giống như trượt tuyết vậy.

Nhiếp ảnh gia người Ai Cập Mohamed Wardany chia sẻ rằng để đến với những ngọn núi muối này, du khách có thể đi qua phà ở kênh đào Suez.

Những bức ảnh của Mohamed Wardany là một phần của dự án mà ông đang thực hiện với mục đích quan sát Ai Cập từ góc độ khác, phát hiện thêm những địa điểm du lịch thú vị mới, những di sản bị bỏ qua, thay vì những điểm vốn đã nổi tiếng từ lâu như kim tự tháp.

Đặc trưng với màu trắng tinh khiết và tươi sáng, Mohamed Wardany mô tả những ngọn núi ở Ai Cập giống như đỉnh núi tuyết lâu năm ở Bắc Cực.

Theo nhiếp ảnh gia lâu năm, muối có đặc tính chữa bệnh, nếu du khách có thể ngồi lâu trên núi có thể loại bỏ những năng lượng tiêu cực ra khỏi cơ thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Màu gì được con người yêu thích nhất?

Màu gì được con người yêu thích nhất?

Một cuộc khảo sát trên thế giới cho thấy màu này là màu yêu thích nhất tại 10 quốc gia thuộc 4 châu lục.

Đăng ngày: 03/04/2021
Chỉ có 4 nước sản xuất được bộ phận

Chỉ có 4 nước sản xuất được bộ phận "siêu nhỏ" này trên bút bi, vật liệu làm nên chúng cứng gấp đôi thép!

Chúng ta hằng ngày sử dụng bút bi, một vật rất đỗi bình thường. Gần như quốc gia nào cũng có thương hiệu bút bi của riêng mình

Đăng ngày: 03/04/2021
Khám phá ranh giới ẩn của lục địa mất tích

Khám phá ranh giới ẩn của lục địa mất tích

Một cuộc thám hiểm biển sâu gần đây đang dần hé hộ ranh giới của mảnh lục địa Zealandia bị nhấn chìm dưới Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 03/04/2021
Phát hiện vùng

Phát hiện vùng "xuyên thời gian" ngay trên Trái đất, còn mắc kẹt ở kỷ băng hà

Kỷ băng hà cuối cùng đã kết thúc 12.000 năm về trước, ngoại trừ một vùng bí ẩn vừa được tìm thấy ở biển Đen.

Đăng ngày: 03/04/2021
Bộ não của chúng ta có dung lượng bao nhiêu, và nó có thể

Bộ não của chúng ta có dung lượng bao nhiêu, và nó có thể "bị đầy" không?

Mỗi ngày chúng ta nhận được quá nhiều thông tin đến nỗi không ít người sẽ cảm thấy bộ não sắp bị nhồi nhét đến " hết dung lượng"

Đăng ngày: 02/04/2021
Kim cương lục giác nhân tạo có thể cứng hơn kim cương tự nhiên

Kim cương lục giác nhân tạo có thể cứng hơn kim cương tự nhiên

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng những viên kim cương lục giác do con người tạo ra có thể còn cứng hơn những viên kim cương thông thường được tìm thấy trong tự nhiên.

Đăng ngày: 02/04/2021
Nếu bạn mọc sừng trên đầu, khoa học nói nó sẽ dài ra theo hàm mũ logarit

Nếu bạn mọc sừng trên đầu, khoa học nói nó sẽ dài ra theo hàm mũ logarit

Đó là một quy luật tự nhiên ứng nghiệm với mọi loài sinh vật.

Đăng ngày: 02/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News