Sự thật về phương pháp lấy ráy tai được cho là "an toàn nhất thế giới"
Nhiều người tin rằng khi đốt cây nến này, ráy tai của bạn sẽ được loại bỏ một cách tuyệt đối an toàn. Nhưng sự thật như thế nào?
Chúng ta ai đã từng biết rằng việc sử dụng bông ngoáy tai là một thói quen không hề tốt chút nào, thậm chí đôi khi có thể khiến hiện tượng như trong bức ảnh này xảy ra.
Sử dụng bông ngoáy tai là một thói quen không hề tốt chút nào.
Tuy nhiên, bông ngoáy tai không phải là giải pháp duy nhất. Theo đà phát triển, đã có rất nhiều phương pháp giúp lấy "ráy tai", trong đó có một cách được nhiều người tích cực lan truyền: Sử dụng nến để xông tai.
Phương pháp này sử dụng một cây nến rỗng ruột làm từ sáp ong, được cho là cực kỳ an toàn, nhẹ nhàng và cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra theo lời quảng cáo, nến xông tai có thể chữa ù tai, viêm họng (tai, mũi, họng có quan hệ mật thiết với nhau).
Cụ thể, quy trình sử dụng nến được hướng dẫn như sau: Đầu tiên, sử dụng kéo cắt một lỗ nhỏ trên đĩa nhựa, rồi xuyên nến qua đó.
Cắt lỗ nhỏ trên đĩa rồi xuyên cây nến qua.
Tiếp theo, cắm đầu nến vào tai như trong ảnh - chú ý đừng quá sâu. Cuối cùng là châm lửa ở đầu còn lại và... chờ đợi.
Cắm đầu nến vào tai như trong ảnh - chú ý đừng quá sâu.
Đốt phần đầu của cây nến.
Theo như lời quảng cáo, cây nến khi cháy sẽ hút hết các chất bẩn trong tai, bao gồm cả ráy tai nữa. Như trong ảnh dưới đây là những gì xuất hiện khi cắt đôi phần còn lại của cây nến.
Cây nến khi cháy sẽ hút hết các chất bẩn trong tai, bao gồm cả ráy tai.
Thật là vi diệu...
Nhưng liệu có thể nào vi diệu đến mức này? Hãy thử tìm hiểu xem.
Nến xông tai không có tác dụng lấy ráy tai
Rất tiếc, nến xông tai không có tác dụng kỳ diệu như vậy đâu, và điều này đã được khoa học chứng minh hẳn hoi.
Đầu tiên, nhiều người lầm tưởng rằng việc đốt nến sẽ tạo ra một lực hút, qua đó rút sạch ráy tai của chúng ta. Tuy nhiên trong rất nhiều thử nghiệm, hiện tượng này không hề xảy ra, thậm chí chẳng thể thay đổi chút áp suất nào trong tai cả.
Hơn nữa, cần biết rằng các chất lỏng và khí thông thường không thể đi qua màng nhĩ. Giống như khi chúng ta đi máy bay, việc thay đổi áp suất không khí đã khiến chúng ta ù tai vì không khí bị áp vào màng nhĩ mà không thể đi qua. Do đó, kể cả khi có hút được, cây nến này cũng chẳng thể giúp cơ thể thải độc qua con đường này đâu.
Ngoài ra, đây mới là những gì xảy ra khi đốt nến xông tai: thay vì hút khí, nến lại thải khói ra ở đầu còn lại.
Đây mới là những gì xảy ra khi đốt nến xông tai.
Vấn đề là khói này không phải khói thường, mà còn gồm tro bụi và sáp nến nữa. Vì thế có thể khẳng định, tai của bạn sẽ không được làm sạch mà còn bị ám khói nữa, giống như trong hình ảnh dưới đây.
Sáp và tro bụi đóng thành mảng dày trong màng nhĩ, khiến màng nhĩ không thể rung hiệu quả, làm giảm thính giác của người sử dụng.
Trong một thử nghiệm khác, các chuyên gia chỉ đốt nến mà không cho vào tai. Kết quả khi cắt đầu còn lại của cây nến vẫn cho các cặn bẩn tương tự.
Vậy thứ chúng ta nghĩ là ráy tai bên trong nến thực chất là gì? Chỉ là sáp nến mà thôi.
Phương pháp không những vô dụng mà còn nguy hiểm
Đúng vậy, nến xông tai không những không có tác dụng gì, mà thậm chí là rất nguy hiểm. Đã từng có rất nhiều báo cáo về trường hợp bị bỏng do tàn nến rơi xuống. Không những vậy, một số bệnh nhân bị tàn nến rơi vào trong ốc tai, gây thủng màng nhĩ.
Và theo như các bác sĩ thì vết thương này không thể tự lành mà cần phải nhờ đến phẫu thuật.
Ngoài ra, việc để tro bụi bít kín màng nhĩ sẽ làm giảm thích lực, đồng thời mang nguy cơ gây nhiễm trùng ống tai.
Việc để tro bụi bít kín màng nhĩ sẽ làm giảm thích lực.
Dù được thử nghiệm trong tai hay không, bên trong cây nến vẫn chỉ cho ra một loại sản phẩm duy nhất - tro bụi.
Vì vậy, thay vì mạo hiểm vì một phương pháp ghê rợn như thế này, bạn nên nhờ cậy đến sự trợ giúp của các bác sĩ tai mũi họng. Nếu muốn làm sạch tai tại nhà, bạn có thể thực hiện theo các biện pháp sau đây.
- Khi bị ngứa tai, bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ vành tai, day nắp tai chứ không nên vội ngoáy tai. Nếu ngứa không giảm, bạn có thể dùng thuốc nhỏ tai hay nước muối sinh lý nhỏ vào ống tai.
- Đợi 5 đến 10 phút - bạn nghiêng đầu về bên tai bị ngứa, day nhẹ vào nắp tai để thuốc còn dư chảy ra.
- Tiếp đến, bạn dùng tăm bông khô, sạch thấm nhẹ để khô tai. Bạn lưu ý tuyệt đối không ngoáy tai, nếu sau vài ngày vẫn thấy ngứa, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám.