Sự thật về xác ướp 2.300 tuổi của người phụ nữ với đôi mắt mở trừng đáng sợ
Sau khi khai quật được chiếc quan tài được chạm trổ tinh xảo, các nhà khoa học mở ra và phát hiện được điều “độc nhất vô nhị”, đó là xác ướp một phụ nữ nhỏ bé với đôi mắt mở trừng trừng như đang còn sống.
Vào giữa tháng 10/2010, các nhà khảo cổ Ai Cập đã phát hiện ra cỗ quan tài bằng thạch cao được chạm khắc tinh xảo, khắc họa hình ảnh một người phụ nữ nhỏ bé, đôi mắt mở trừng, mặc áo dài trong một quần thể lăng mộ tại một ốc đảo sa mạc xa xôi. Đó là lần đầu tiên xác ướp kiểu La Mã này được tìm thấy tại ốc đảo Bahariya, cách thủ đô Cairo, Ai Cập khoảng 300 km về phía tây nam, nhà khảo cổ Mahmoud Afifi, người đứng đầu cuộc khai quật cho biết. Nó nằm trong quần thể nghĩa trang có từ thời Hy Lạp - La Mã với 14 ngôi mộ cổ.
Sau khi khám nghiệm, các nhà khoa học và khảo cổ học phát hiện hóa ra "xác ướp" người phụ nữ mở trừng mắt vô cùng đáng sợ kia không có thật. Nó chỉ là phần quan tài bên ngoài, còn xác ướp thật nằm ở bên trong.
Đây là một xác ướp kiểu La Mã.
"Đây là một phát hiện độc nhất vô nhị", ông Afifi khi đó phát biểu. Ông cho biết sau khi khám nghiệm, các nhà khoa học đã tìm thấy một xác ướp nằm trong quan tài. Chiếc quan tài bằng thạch cao được chạm khắc tỉ mỉ chỉ dài gần 1 m. Bên trong là thi hài một phụ nữ mặc áo dài, đội khăn trùm đầu, đeo vòng tay và giày cùng với chiếc vòng cổ bằng hạt cườm. Những viên đá nhiều màu sắc trong đôi mắt khiến cái xác trông như đang sống.
Theo ông Afifi, từ phong cách chôn cất cho thấy xác ướp này thuộc về thời kỳ người La Mã thống trị Ai Cập, kéo dài vài trăm năm và bắt đầu từ năm 31 Trước công nguyên, tức là cách đây khoảng 2.300 năm. Ban đầu, nhóm nghiên cứu cho rằng họ tìm thấy ngôi mộ của một đứa trẻ vì tầm vóc quá nhỏ bé, nhưng các vật trang trí và đồ bên trong cho thấy nó thuộc về một ngườiphụ nữ.
Dù chưa thể xác định được người phụ nữ đó là ai ngay lập tức nhưng ông Afifi cho rằng cô ấy có thể thuộc tầng lớp giàu có và có địa vị trong xã hội. Xác ướp của những người có tầm vóc nhỏ bé được khai quật ở các vùng khác của Ai Cập đều thuộc về những người có tầm quan trọng trong tôn giáo địa phương, ông nói thêm.
Người phụ nữ này có thể thuộc tầng lớp giàu có và có địa vị trong xã hội.
Ngoài xác ướp của người phụ nữ có đôi mắt mở trừng, nhóm khảo cổ còn tìm thấy một bức phù điêu bằng vàng khắc họa hình ảnh 4 người con trai của thần Horus của Ai Cập, cùng những mặt nạ thạch cao khắc họa khuôn mặt phụ nữ, một số đồ dùng bằng thủy tinh, đất sét và đồng xu kim loại. Những đồng xu này sẽ được kiểm tra để xem chúng có giúp xác định niên đại của lăng mộ một cách chính xác hơn không.
Ông Afifi cho biết phát hiện này chứng tỏ quần thể lăng mộ này rất lớn nhưng thời tiết ẩm ướt trong khu vực có thể đã phá hủy những địa điểm tương tự. Trong số 13 ngôi mộ khác, không có ngôi nào được hoàn chỉnh như của người phụ nữ này.
Các nhà khoa học phát hiện ra quần thể này sau khi thực hiện một loạt các cuộc thám hiểm trước kế hoạch xây trung tâm thanh thiếu niên của hội đồng địa phương. Khu vực này vốn dĩ là di tích từ thời kỳ Hy Lạp - La Mã.
Một thập kỷ trước đó, ốc đảo Bahariya đã nổi tiếng với việc phát hiện ra "Thung lũng của những xác ướp vàng". Đó là một nghĩa trang rộng, chôn cất hàng trăm xác ướp, nhiều cái được bao phủ bằng vàng lá từ thời Hy Lạp - La Mã. Những cỗ quan tài ấy được trang trí theo phong cách Ai Cập cổ đại truyền thống thay vì phong cách La Mã như hiện nay. Những khám phá từ thời này cho thấy sự giàu có và thịnh vượng của các ốc đảo do chúng nằm trên những tuyến đường giao thương lớn trên sa mạc vào thời điểm đó.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
