Sự thực về cái chết của nhà khoa học thiên tài Alan Turing

Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu, các chuyên gia bước đầu đã làm rõ được phần nào sự thật về cái chết của Alan Turing - nhà toán học, logic học và mật mã học thiên tài người Anh, người được xem là cha đẻ của ngành khoa học máy tính.

Alan Turing sinh ngày 23/6/1912. Ngay từ khi còn rất trẻ, ông đã chứng minh tài năng của mình trong nhiều lĩnh vực toán học, vật lý,… Tuy nhiên, năm 1954, ông qua đời khi đang ở thời kỳ đỉnh cao của trí tuệ với rất nhiều thành tựu chưa kịp cống hiến cho nhân loại. Cái chết ấy được giới chức trách thời điểm đó xác định là do tự tử với chất độc xyanua.

100 năm sau, trong 1 hội nghị diễn ra ở Oxford (Anh) vào thứ 7 tuần trước (23/6/2012), dựa trên những bằng chứng thu thập được trong nhiều năm qua, Giáo sư Jack Copeland đồng ý với kết luận Turing chết vì ngộ độc xyanua nhưng lại tin rằng đó là một tai nạn.

Sự thực về cái chết của nhà khoa học thiên tài Alan Turing
Alan Turing - cha đẻ của ngành khoa học máy tính.

Vào một ngày tháng 6/1954, người quản gia của Alan Turing bàng hoàng phát hiện ra ông đã chết trên giường ngủ ở độ tuổi 41, cạnh quả táo mới ăn hết 1 nửa. Từ đây, người ta thi nhau “đoán già đoán non” về lý do khiến ông chọn cách tự kết liễu đời mình. Trong đó, nguyên nhân xuất phát từ sự đau khổ, tuyệt vọng, từ những áp lực khủng khiếp mà Turing phải chịu đựng sau khi thừa nhận có quan hệ đồng tính được xem là câu trả lời hợp lý nhất.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Copeland, Turing vốn có thói quen dùng một chút táo trước khi đi ngủ và việc quả táo mới chỉ được ăn 1 nửa là điều hết sức bình thường nhưng đã không được phân tích như là 1 dấu hiệu của hành động có chủ ý. Hơn nữa, báo cáo từ các nhân viên điều tra đều cho thấy tâm trạng Turing trong những ngày cuối đời rất vui vẻ, thoải mái, không có dù chỉ một chút bất thường nào.

Do vậy, lời giải thích của mẹ Turing vào thời điểm đó cho rằng cái chết này là một vụ tai nạn mặc dù trái với kết luận điều tra nhưng lại nhận được sự đánh giá cao từ phía Giáo sư Copeland. Không phải ai cũng biết rằng Turing dùng phòng riêng của mình dành cho các thí nghiệm hóa học trong đó có chất xyanua. Ông thường xuyên tiến hành điện phân dung dịch độc hại này và dùng phương pháp kết tủa bằng điện để phủ lớp kim loại mỏng bằng vàng lên những chiếc thìa - công việc đòi hỏi sử dụng hợp chất kali xyanua.

Tuy nhiên, sự bất cẩn trong quá trình thực hiện đã khiến Turing phải trả một cái giá quá đắt bằng chính tính mạng của mình, Copeland lập luận. Có những thí nghiệm mà đích thân ông phải nếm các loại hóa chất để xác định chúng; cũng có những thí nghiệm dẫn đến các cú sốc điện nghiêm trọng… Và lần này, nhiều khả năng Turing đã vô tình đặt quả táo của mình vào “vũng độc” xyanua hoặc hít phải hơi xyanua tỏa ra từ chất độc ở dạng lỏng đang sủi bong bóng này.

“Những chi tiết không rõ ràng xung quanh cái chết của Turing có thể vẫn sẽ tiếp tục là đề tài tranh luận trong nhiều năm tiếp theo”, Giáo sư Copeland nhận định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Stephen Hawking - Tiểu sử và các cột mốc quan trọng trong cuộc đời ông

Stephen Hawking - Tiểu sử và các cột mốc quan trọng trong cuộc đời ông

Nếu bạn quan tâm một chút đến vật lý và vũ trụ thì Stephen Hawking hẳn là cái tên bạn không thể không biết.

Đăng ngày: 11/03/2018
Những thiên tài không bằng cấp

Những thiên tài không bằng cấp

Dù không có điều kiện để theo học bất cứ chương trình đào tạo chính quy nào, nhưng bằng niềm đam mê, sự ham học, và ý chí nỗ lực không mệt mỏi của bản thân, họ đã vươn lên và toả sáng như những vì tinh tú trên bầu trời lịch sử của nhân loại...

Đăng ngày: 06/07/2017
Bí mật ít biết về Leonardo da vinci

Bí mật ít biết về Leonardo da vinci

Leonardo da Vinci, một thiên tài, một nhà sáng chế vĩ đại người Ý. Một số tuyệt tác, sáng chế của ông được cả thế giới biết đến nhưng còn một số sự thật thú vị về cuộc đời và sự sáng tạo của Lenardo ít được mọi người biết đến.

Đăng ngày: 06/07/2017
Nữ tiến sĩ Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học châu Á

Nữ tiến sĩ Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học châu Á

PGS.TS Lê Thị Kim Phụng là một trong ba nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu châu Á do Asian Scientist bình chọn.

Đăng ngày: 29/06/2017
Cuộc đời và sự nghiệp của Mark Zuckerberg - ông chủ Facebook

Cuộc đời và sự nghiệp của Mark Zuckerberg - ông chủ Facebook

Mark Zuckerberg là tỷ phú giàu thứ 16 thế giới theo thống kê của tạp chí Forbes, với khối tài sản sở hữu khoảng 33.4 tỷ USD.

Đăng ngày: 20/06/2017
Thomas Edison – nhà sáng chế 10.000 lần thất bại

Thomas Edison – nhà sáng chế 10.000 lần thất bại

Thomas Alva Edison sinh ngày 11 tháng 2 năm 1847 tại Milan – một thị trấn nhỏ bên dòng sông Huron thuộc tiểu bang Ohio, Mỹ.

Đăng ngày: 20/06/2017
Nhà khoa học sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất Việt Nam

Nhà khoa học sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất Việt Nam

TS Lê Văn Tri từ chối nhiều cơ hội kinh doanh để tập trung nghiên cứu, hiện ông sở hữu 21 bằng sáng chế về công nghệ sinh học.

Đăng ngày: 18/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News