Sư tử biển giết, ăn thịt con non khiến chuyên gia bối rối

Các nhà khoa học chưa thể xác định lý do con hải cẩu đực to lớn giết, xé xác con non cùng loài một cách tàn bạo trên đảo Nga.

Một con sư tử biển lớn được bắt gặp giết chết và ăn thịt con non trên đảo Medny, Nga, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu đăng hôm 14/8 trên tạp chí Marine Mammal Science. Đây là lần đầu tiên hành vi ăn thịt đồng loại này xuất hiện ở loài sư tử biển, National Geographic đưa tin.

Sư tử biển non không có bất kỳ hành động nào kích động cuộc tấn công và con đực trưởng thành cũng không đạt lợi ích rõ rệt sau cái chết của đồng loại. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ con sư tử đực đã thực hiện những vụ tấn công tương tự vài lần trước đó.

Con sư tử Steller vồ con non, cắn, ném và liệng nó liên tục từ trước ra sau. Sau khi con non chết, sư tử đực xé xác đồng loại và ăn thịt. Nó thậm chí còn nuốt chửng dạ dày và những cơ quan nội tạng khác trước khi quăng xác đi.


Sư tử biển xám xé xác con non ở Biển Bắc. (Video: YouTube).

Trước đây, chưa từng có báo cáo nào về hành vi ăn thịt đồng loại ở Steller, loài sư tử biển lớn nhất thế giới. Ngay cả hiện tượng giết con non mới chào đời cũng vô cùng hiếm gặp trong quần thể sư tử biển Steller dù đây là hành vi khá phổ biến giữa các loài động vật có vú, theo Vladimir Burkanov, nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu động vật có vú ở biển tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ.

Anna Kirillova, nhà nghiên cứu thuộc tổ chức North Pacific Wildlife Consulting, từng chứng kiến một vụ tấn công tương tự năm 2014. Nhóm nghiên cứu tìm thấy xác hai con non bị cắn xé trong năm 2014 và con thứ ba bị giết năm 2015. Cả ba trường hợp đều do cùng một con sư tử biển đực gây ra và cả mình nó phủ đầy máu sau mỗi cuộc tàn sát.

Việc ăn thịt con non không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của sư tử biển đực. Một con sư tử biển Steller đực trưởng thành nặng tới hơn 1.100kg trong khi con non chỉ nặng 16 - 23kg.

Sư tử biển đực có tính chiếm hữu lãnh thổ cao và thường đụng độ với những con đực khác cùng loài, thậm chí giết đối thủ xâm phạm khu vực của chúng, Burkanov cho biết. Nhưng nhìn chung, sư tử biển đực vẫn chấp nhận sự hiện diện của con non, theo Andrew Trites, nhà sinh vật học về động vật biển có vú ở Đại học British Columbia. "Tôi chưa từng chứng kiến bất kỳ cảnh tượng nào như thế này", Trites nói.

Động cơ giết con non của sư tử biển đực càng khó hiểu hơn bởi mẹ con non ra biển kiếm ăn trong khi vụ tàn sát xảy ra. Hành vi giết con non không khiến sư tử biển mẹ trở nên sẵn sàng chấp nhận giao phối. Sư tử Steller mẹ bảo vệ con non kỹ càng khi con nó dưới một tuần tuổi. Nhưng sư tử con bị giết đã 9 ngày tuổi và sẽ không được bảo vệ ngay cả khi mẹ nó có mặt lúc đó, Burkanov nhấn mạnh.

Sư tử biển giết, ăn thịt con non khiến chuyên gia bối rối
Con sư tử biển Steller đực ăn thịt một con non vào năm 2014. (Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Nga).

Các nhà khoa học mới chỉ biết tới hai trường hợp sư tử biển Steller đực giết con non mới chào đời nhưng không ăn thịt nạn nhân. Trên đảo Medny năm 1991, một con đực dùng răng cắp con non và đập nó vào tảng đá. Trước đó, con đực định tấn công chim mòng biển nhưng con chim bay mất. Nó liền trút giận nên sư tử biển non ở gần đó.

Burkanov nhận định hành vi giết và ăn thịt con non của sư tử biển là do tính cách. Một số con khá điềm tĩnh, trong khi những con khác lại hay hoạt động. Con sư tử biển trong nghiên cứu có hành vi rất bất thường. "Đây là kẻ sát nhân hàng loạt trong thế giới sư tử biển. Những gì bạn thấy ở đây là một tính cách vô cùng rối loạn", Trites đồng tình với kết luận của Burkanov.

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế xếp loại sư tử biển Steller vào nhóm đang bị đe dọa tuyệt chủng. Trên đảo Medny, chỉ có 153 con non ra đời năm 2016, giảm từ số lượng 340 con vào năm 1999.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nai sừng tấm hiếm gặp có bộ lông trắng toát

Nai sừng tấm hiếm gặp có bộ lông trắng toát

Một con nai sừng tấm có màu lông trắng toát thu hút nhiều sự chú ý sau khi cư dân Hans Nilsson quay hình con vật lang thang ở vùng Värmland phía tây nam Thụy Điển.

Đăng ngày: 16/08/2017

"Harry Potter" khiến loài cú ở châu Á gặp nguy hiểm

Các nhà sinh thái học đang kêu gọi mọi người hợp sức bảo vệ loài cú hoang dã khi chúng bị săn bắt để bán làm thú cưng gia tăng chóng mặt.

Đăng ngày: 16/08/2017
Khả năng đếm và làm toán của các loài động vật

Khả năng đếm và làm toán của các loài động vật

Stanley Coren, chuyên gia tâm lý tại Đại học British Columbia, tiến hành nghiên cứu cho thấy chó có khả năng phân biệt những con số khác nhau và có thể đếm từ 1 đến 5

Đăng ngày: 14/08/2017
Râu - bộ phận không thể thiếu trên cơ thể mèo

Râu - bộ phận không thể thiếu trên cơ thể mèo

Râu mèo, hay ria mèo, còn được gọi là lông xúc giác mọc ra trên khuôn mặt của mèo. Chúng là những sợi lông dài, mỏng và khá linh hoạt, xuất hiện không chỉ ở hai bên miệng mà còn ở dưới quai hàm.

Đăng ngày: 14/08/2017
Nguyên nhân nước đóng băng không giết được cá vàng

Nguyên nhân nước đóng băng không giết được cá vàng

Các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc khi phát hiện cá vàng có thể sống sót trong nước đá ở điều kiện tự nhiên.

Đăng ngày: 14/08/2017
Sinh vật nghi quỷ hút máu gây xôn xao ở Mỹ

Sinh vật nghi quỷ hút máu gây xôn xao ở Mỹ

Doug Stewart, phát hiện sinh vật có hình dáng gày gò khác thường với làn da màu xám khi đang chơi golf ở câu lạc bộ Santee Cooper Country Club tại South Carolina, Mỹ, Grind TV hôm 10/8 đưa tin.

Đăng ngày: 14/08/2017
Tinh tinh giờ khôn đến mức... biết chơi

Tinh tinh giờ khôn đến mức... biết chơi "oẳn tù tì", và chưa chắc bạn đã thắng được chúng đâu

Loài tinh tinh có thể khôn đến mức nào, thực sự thì khoa học vẫn chưa thể trả lời chính xác được.

Đăng ngày: 13/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News