Sư tử đực rút mũi tên gây mê khỏi mình sư tử cái

Con sư tử đực trẻ tuổi dùng miệng để rút mũi tên khỏi bả vai của sư tử cái, nhưng hành vi này không xuất phát từ lòng thương cảm đối với đồng loại.


Theo National Geographic, chùm ảnh công bố hôm 11/7 cho thấy một con sư tử đực đang rút mũi tên khỏi vai đồng loại tại khu bảo tồn Ol Pejeta Conservancy ở Kenya. Một nhóm nhân viên lâm nghiệp làm việc cho Cơ quan Bảo vệ động vật hoang dã Kenya, bắn tên gây mê vào con sư tử nhằm kiểm tra sức khỏe và đeo vòng theo dõi qua sóng vô tuyến cho nó để nghiên cứu thêm. Trong suốt quá trình, họ cũng điều trị bàn chân bị thương của nó.


Những bức ảnh hé lộ hành vi khác thường ở loài sư tử. Theo Luke Dollar, nhà sinh vật học kiêm giám đốc chương trình Big Cats Initiative của Hiệp hội Địa lý Quốc gia, khi trúng mũi tên, sư tử thường kêu gào để thể hiện sự khó chịu.


Những con sư tử khác ở gần đó sẽ tìm hiểu sự việc, đặc biệt là các cá thể nhỏ tuổi và tò mò như con sư tử đực trẻ trong ảnh. Mũi tên gây mê với phần cánh rực rỡ ở đuôi có tác dụng giữ cố định, đặc biệt hấp dẫn đối với sư tử, giống như một món đồ chơi.


Dollar cho biết, cách giải thích đơn giản nhất là sư tử cái khó chịu với mũi tên và nhảy chồm lên, kéo theo sự chú ý của con sư tử đực. Sư tử đực tới gần để khám phá và dùng miệng rút mũi tên ra do tò mò. Đó không phải là hành động giải cứu xuất phát từ lòng thương cảm. Trong đàn sư tử tồn tại mối quan hệ gắn bó mật thiết, nhưng có thể trường hợp này gần với sự tò mò hơn. Phần lớn những con sư tử gặp tình huống này đều thích khám phá.


Sư tử sống theo đàn, gồm 5 - 6 con cái, con non và một hoặc hai con đực. Hầu hết những loài mèo lớn khác như báo hoa, báo đốm và hổ đều sống đơn độc. Ngược lại, sư tử có thể duy trì thứ bậc trong đàn một cách rõ ràng.


Tùy theo loại thuốc sử dụng, một con sư tử thường bất tỉnh trong vòng 10 - 20 phút sau khi trúng mũi tên. Mũi tên có một ngạnh nhỏ để tránh rơi xuống đất. Thuốc gây mê phát huy tác dụng trong khoảng 45 - 60 phút và các nhân viên lâm nghiệp rút nó ra sau khi con vật bất tỉnh.


Trong thời gian chờ con sư tử tỉnh lại, nhóm nghiên cứu làm sạch vết thương và xịt thuốc điều trị cho nó. Vết thương ở chân con vật khá nhẹ nên không cần băng bó hoặc sử dụng thuốc kháng sinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 28/01/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 27/01/2025
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 22/01/2025
Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.

Đăng ngày: 17/01/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News