Sư tử mẹ ăn thịt con mình: Tại sao "Hổ dữ không ăn thịt con" mà sư tử lại làm như vậy?

"Hổ dữ không ăn thịt con" - đây là câu tục ngữ của người Việt, ý chỉ rằng người mẹ sẽ luôn làm mọi thứ để bảo vệ con mình, kể cả khi người mẹ đó là loài hoang dã và dữ dằn như hổ.

Nhưng giống như bao tục ngữ khác, câu trên chỉ mang tính chất ví von là chủ yếu. Còn thực tế, thiên nhiên có thể tàn khốc hơn rất nhiều. Chẳng hạn như câu chuyện thương tâm mới đây với một loài cùng họ với hổ là sư tử chẳng hạn, khi bà mẹ sư tử Kigali tại vườn thú Leipzig của Đức bỗng nhiên ăn thịt cả 2 đứa con mình rứt ruột đẻ ra, mà chẳng có tín hiệu gì báo trước.

Sư tử mẹ ăn thịt con mình: Tại sao Hổ dữ không ăn thịt con mà sư tử lại làm như vậy?
Sư tử Kigali

2 nhóc sư tử chỉ mới khoảng 3 ngày tuổi, thậm chí người ta còn chưa kịp đặt tên cho nó. Theo thông tin ghi nhận từ vườn thú Leipzig, Kigali đang liếm láp, chải chuốt lông cho con mình thì bỗng nhiên trở nên hung bạo, vồ lấy rồi ăn thịt cả hai.

Câu chuyện bi thảm trên thoạt nghe thì có vẻ hơi phản tự nhiên, vì xét cho cùng cha mẹ vẫn luôn phải làm tất cả để bảo vệ con, cũng là một cách để bảo tồn bộ gene của chúng. Tuy nhiên hóa ra đây lại là hiện tượng phổ biến hơn chúng ta tưởng, và nó xảy ra với không chỉ loài hổ hay sư tử đâu.

Thú không quá dữ cũng ăn thịt con, nhưng tại sao?

Năm 2013, cô gấu lợn (sloth bear) Khali đã khiến toàn thể nhân viên tại Sở thú quốc gia Smithsonia shock tột độ khi nó đột nhiên cúi xuống, chộp lấy gấu non vừa hạ sinh rồi ăn ngấu nghiến. Không lâu sau đó, gấu con thứ 2 cũng bị mẹ nó tấn công và tử vong nhanh chóng.

Lo sợ Khali sẽ tiếp tục phát cuồng, nhân viên sở thú bèn tách gấu non cuối cùng ra và chăm sóc tại viện thú y. Tuy nhiên tại đây, họ phát hiện ra gấu non đang bị bệnh trầm trọng, và tỏ ra nghi ngờ 2 người anh chị của nó cũng vậy. Phải chăng, đây là nguyên nhân khiến Khali phát cuồng và ăn thịt con mình?

Một trong các giả thuyết của các nhà khoa học với trường hợp thú ăn thịt con cũng là như vậy, bởi sinh nở và chăm sóc con là quá trình vất vả và đầy đánh đổi. Khi một con non trong đàn có dấu hiệu xấu về sức khỏe, mẹ của chúng có thể ra một quyết định tàn nhẫn là vứt bỏ chúng, để dồn toàn lực chăm sóc con non có sức khỏe tốt hơn.

Thậm chí trong trường hợp môi trường trở nên quá khắc nghiệt, thức ăn không nhiều và phải đưa ra lựa chọn là giữ mạng mình hoặc con, thú mẹ có thể đành phải bỏ con, chọn tồn tại cho đến khi môi trường đủ phù hợp để tiếp tục sinh nở.

Nghe thì có vẻ kinh khủng và thiếu nhân văn, nhưng tự nhiên là vậy, khắc nghiệt và tàn nhẫn vô cùng.

Sư tử mẹ ăn thịt con mình: Tại sao Hổ dữ không ăn thịt con mà sư tử lại làm như vậy?
Chuyện các loài thú ăn thịt con non là không hiếm

Nhưng chưa hết! Theo Tony Barthel - nhà nghiên cứu hành vi động vật tại Sở thú quốc gia Smithsonia thì việc để mặc thú non chết đi cũng không phải là một ý hay, vì có thể thu hút sự chú ý của kẻ thù. Vậy nên, thú mẹ buộc phải chọn cách ăn luôn con của mình.

Cũng theo Barthel, các con đực trong đàn có làm hành động này, nhưng vì nhiều lý do khác. Chẳng hạn để tăng khả năng duy trì bộ gene của mình, một con đực có thể giết chết con non không phải của mình. Ví dụ nổi bật nhất là cá heo - loài vật nổi tiếng là hiền lành, nhưng khi cần cá đực có thể tìm cách tách con non khỏi mẹ, rồi xử luôn đứa con để tiếp tục giao phối.

Không có ngoại lệ

Việc ăn thịt con diễn ra rất phổ biến trong tự nhiên, và dường như không có ngoại lệ. Theo Elise Huchard - chuyên gia đến từ Trung tâm sinh thái học tiến hóa, ước tính 25% các loài thú có hành vi này, chưa kể đến cá, côn trùng, lưỡng cư và thằn lằn. Các loài này thường sống theo bầy, nhưng có một nhóm con đực hùng mạnh trong đàn cạnh tranh vị trí với nhau.

Để ngăn chặn hành vi giết con non của các con đực hung dữ, nhiều loài vật đã nghĩ ra chiến lược của riêng mình. Như khỉ đầu chó, con cái một lần giao phối với nhiều con đực, để chúng không thể biết đứa trẻ sinh ra có phải là con mình không mà làm bừa. Ngay cả con người cũng thế - chúng ta tạo ra xã hội một vợ - một chồng để giải quyết sự tranh chấp này.

Quay trở lại với trường hợp của Kigali, hiện nhân viên sở thú chưa thể xác định hành động của cô sư tử này có đúng là vì sinh tồn hay không. Đơn giản là vì nó ăn cả 2 con non, nên chẳng ai kiểm tra xem tình trạng sức khỏe của chúng đang như thế nào được nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim hay cà khịa,

Loài chim hay cà khịa, "giang hồ" lưu manh nhất thế giới động vật

Nếu bạn nghĩ rằng, chim mòng biển chỉ thi thoảng mới xấu tính như vậy thôi, thì bạn đã quá ngây thơ rồi. Những hình ảnh tiếp theo sẽ cho bạn biết, lý do tại sao mòng biển được gọi là loài chim lưu manh bậc nhất.

Đăng ngày: 14/08/2019
Các sông và hồ trên thế giới đã mất gần 90% các loài sinh vật cỡ lớn

Các sông và hồ trên thế giới đã mất gần 90% các loài sinh vật cỡ lớn

Trong khoảng thời gian 40 năm qua, gần 90% các loài sinh vật sống trong môi trường nước ngọt lớn nhất thế giới đã suy giảm nghiêm trọng, gấp đôi tỷ lệ quần thể động vật có xương sống trên đất liền hoặc trong các đại dương.

Đăng ngày: 14/08/2019
Chim cắt lớn - Loài chim săn mồi tốc độ cao

Chim cắt lớn - Loài chim săn mồi tốc độ cao

Chim cắt lớn là một thợ săn đáng gờm. Chúng thường nhắm vào những chú chim (hoặc dơi) mà chúng nhìn thấy khi đang bay lượn.

Đăng ngày: 14/08/2019
10 loài rắn đẹp nhất hành tinh

10 loài rắn đẹp nhất hành tinh

Mặc dù nhắc tới loài rắn, trăn không ít người rùng mình nhưng cũng không thể phủ nhận vẻ đẹp trong thế giới của loài bò sát này.

Đăng ngày: 14/08/2019
11 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

11 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Đăng ngày: 14/08/2019
Rắn hổ mang chúa - Loài rắn có nọc đọc lớn nhất thế giới

Rắn hổ mang chúa - Loài rắn có nọc đọc lớn nhất thế giới

Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) loài rắn có nọc độc lớn nhất thế giới, được tìm thấy chủ yếu trong các khu rừng từ Ấn Độ qua Đông Nam Á đến Philippines và Indonesia.

Đăng ngày: 13/08/2019
Loài ếch khổng lồ có cách xây “bể bơi nòng nọc” độc đáo

Loài ếch khổng lồ có cách xây “bể bơi nòng nọc” độc đáo

Hầu hết các loài ếch đều có kích thước nhỏ nhưng loài ếch Goliath ở Cameroon lại có kích thước lớn hơn cả bàn chân người, dài tới 34cm và có cân nặng tới 3,3kg.

Đăng ngày: 13/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News