Sữa được tạo ra như thế nào? Thanh trùng và tiệt trùng khác nhau như thế nào?

Tại sao con người lại uống nhiều sữa? Sữa là thứ đầu tiên mà chúng ta uống trong cuộc đời. Nhờ có sự phát triển của ngành sản xuất sữa và sự đa dạng các sản phẩm từ sữa, mà chúng ta có nhiều loại để sử dụng hàng ngày. Chức năng cơ bản của sữa là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Thực tế, sữa có tất cả các chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển bao gồm protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, chất khoáng và nước. Trong vòng 6 tháng đầu, những đứa trẻ chỉ cần sữa là đủ.

Sự khác nhau về thành phần của sữa phụ thuộc vào các yếu tố như giống loài, chế độ ăn uống và môi trường sống. Ví dụ như loài Tuần lộc ở Bắc Cực tạo ra loại sữa đặc có nhiều năng lượng, khoảng 20% chất béo, gấp 5 lần so với sữa mẹ hoặc sữa bò, nhờ đó giúp con của chúng có thể tồn tại trong môi trường lạnh, khắc nghiệt.

Vậy sữa được tạo ra như thế nào?

Trong quá trình cho con bú của động vật có vú, một loại tế bào đặc biệt tiết ra sữa được gọi là Mammocytes xếp thành một lớp xung quanh phế nang. Những tế bào này đã hấp thụ tất cả các thành phần tạo nên sữa, sau đó tổng hợp các phân tử chất béo nhỏ li ti, các phân tử này kết hợp với nhau và tích trữ trong các khoảng trống giữa các tế bào. Cuối cùng tuyến vú sẽ tiết ra sữa thông qua bầu sữa.

Sữa được tạo ra như thế nào? Thanh trùng và tiệt trùng khác nhau như thế nào?
Tế bào đặc biệt tiết ra sữa được gọi là Mammocytes.

Mặc dù quá trình này thường chỉ có ở giống cái, nhưng với một số loài như dơi ăn quả dayak, dê, thậm chí là cả mèo, giống đực cũng có thể tiết ra sữa. Con người uống các loại sữa của trâu, dê, cừu, lạc đà, ngựa và bò cái. Hầu hết chúng đều là động vật nhai lại vì có lượng sữa lớn. Trong đó, bò là loài dễ nuôi dưỡng nhất và sữa bò có hàm lượng chất béo tương tự như sữa mẹ.

Cách chế biến các sản phẩm từ sữa

Trong môi trường tự nhiên, các loài động vật có vú tiết ra sữa theo nhu cầu sử dụng của con non. Nhưng do nhu cầu của người tiêu dùng, ngành công nghiệp sữa đã có những biện pháp đẩy mạnh việc sản xuất sữa như tăng thời hạn sử dụng, cung cấp đa dạng các sản phẩm từ sữa.

Sữa được tạo ra như thế nào? Thanh trùng và tiệt trùng khác nhau như thế nào?
 Ngành công nghiệp sữa đã có những biện pháp đẩy mạnh đa dạng các sản phẩm từ sữa.

Trong nhà máy sản xuất sữa, máy ly tâm quay sữa ở tốc độ cao, chất béo sữa bị tách ra và nổi lên sẽ được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như bơ, kem và pho mát. Hoặc nó có thể được thêm trở lại vào sữa theo các tỷ lệ khác nhau để tạo ra các loại sữa với hàm lượng chất béo khác nhau. Sữa có đủ chất béo được thêm vào 3.25% chất béo, sữa ít béo được thêm vào 1-2% và sữa cho người ăn kiêng có chưa đến 0.5% hàm lượng chất béo. Để cho chất béo và nước có thể hòa với nhau thì hỗn hợp phải qua quá trình đồng nhất ở nhiệt độ và áp suất lớn.

Các phương pháp xử lý sữa: Thanh trùng và tiệt trùng khác nhau như thế nào?

Trước khi sữa được bày lên kệ, nó cũng phải được xử lý bằng nhiệt để làm giảm số lượng vi khuẩn. Vi khuẩn là nguyên nhân làm hỏng và phá hủy chất dinh dưỡng có trong sữa, không chỉ thế chúng còn tạo ra mùi và vị rất khó chịu. Nhưng có một vấn đề nghiệm trọng hơn là sữa tươi có thể chứa các vi khuẩn gây ra những căn bệnh chết người. Vì vậy tiêu diệt được càng nhiều vi khuẩn càng tốt, vừa an toàn vừa giữ cho sữa tươi lâu hơn. Có 2 cách diệt khuẩn trong sữa đó là:

  • Thanh trùng: Một phương pháp xử lý sữa bằng cách tăng nhiệt độ lên 60 - 90 độ C trong khoảng 30 giây.
  • Tiệt trùng: Một phương pháp xử lý sữa khác bằng cách để sữa chảy trong nhiệt độ cực cao>120 độ C trong vài giây.

Sữa được tạo ra như thế nào? Thanh trùng và tiệt trùng khác nhau như thế nào?
Có 2 cách diệt khuẩn trong sữa đó là thanh trùng và tiệt trùng.

Sữa tiệt trùng có hạn sử dụng rất dài, có thể bảo quản trong 12 tháng ở nhiệt độ thường, trong khi sữa thanh trùng chỉ bảo quản được 2 tuần ở tủ lạnh. Đó là bởi vì nhiệt độ cao trong quá trình tiệt trùng đã khử được phần lớn vi khuẩn trong sữa. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cao trong cả 2 phương pháp đều không làm mất đi chất dinh dưỡng và tính chất của sữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bằng cách nào để đưa oxy đến tất cả tế bào trong cơ thể?

Bằng cách nào để đưa oxy đến tất cả tế bào trong cơ thể?

Bạn hít vào khoảng 17,000 lần 1 ngày. Tuy không để ý nhưng đó thật sự một nỗ lực phối hợp rất lớn. Các cơ quan nội tạng quan trọng như ruột, não, xương, phổi…

Đăng ngày: 03/11/2020
Ta có thể biến sa mạc Sahara thành nhà máy năng lượng Mặt trời lớn nhất thế giới không?

Ta có thể biến sa mạc Sahara thành nhà máy năng lượng Mặt trời lớn nhất thế giới không?

Từ khi biết đến sự tồn tại của pin Mặt Trời, ta vẫn mong ước chinh phục một trong những nơi khó sống nhất Trái đất, biến nó thành "mỏ" năng lượng khổng lồ.

Đăng ngày: 03/11/2020
10 điều lạ thường nhất về địa chất mà không phải ai cũng biết

10 điều lạ thường nhất về địa chất mà không phải ai cũng biết

Thế giới của chúng ta vô cùng rộng lớn và đầy những kỳ quan tự nhiên tuyệt đẹp. Hãy cùng chúng tôi khám phá top 10 địa điểm có điều lạ thường nhất về địa chất dưới đây nhé.

Đăng ngày: 02/11/2020
Triệu phú Anh tuyên bố làm được kim cương từ không khí

Triệu phú Anh tuyên bố làm được kim cương từ không khí

Một triệu phú kiêm nhà môi trường học người Anh đã tạo ra loại kim cương thân thiện với môi trường, được “làm hoàn toàn từ bầu trời”.

Đăng ngày: 02/11/2020
Đường là gì? Con người có thực sự cần ăn đường không?

Đường là gì? Con người có thực sự cần ăn đường không?

Đường - thứ gia vị ngọt ngào mà hầu như chúng ta thấy ở khắp nơi trên các loại thực phẩm hàng ngày, là tên gọi chung của những chất hóa học thuộc nhóm phân tử carbohydrate (thường viết tắt là carbs).

Đăng ngày: 02/11/2020
Những âm thanh 'kinh dị' ngoài không gian

Những âm thanh 'kinh dị' ngoài không gian

Nhân dịp Halloween, NASA công bố danh sách những âm thanh ghê rợn mà các tàu vũ trụ và thiết bị thám hiểm hệ Mặt Trời thu thập được.

Đăng ngày: 01/11/2020
5 vụ án bí ẩn khiến chúng ta đứng giữa ranh giới mong manh của sự thật và hư cấu

5 vụ án bí ẩn khiến chúng ta đứng giữa ranh giới mong manh của sự thật và hư cấu

Những thứ hay ho bạn thấy trên TV thường dựa trên những câu chuyện điên rồ khó tin, thậm chí vô lý đến mức dù nó có được "tô lông vẽ cánh" từ sự thật thì vẫn quá khó chấp nhận.

Đăng ngày: 01/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News