Sứa vẫn biết học hỏi dù không có não

Trang Popular Science dẫn một nghiên cứu của Đại học Copenhagen cho biết, sứa hộp Caribbean thực sự có thể học hỏi từ trải nghiệm trước đó mà không cần đến não.

Sứa vẫn biết học hỏi dù không có não
Sứa hộp Caribbean thực sự có thể học hỏi mà không cần đến não. (Ảnh minh họa).

Bộ não là tổ hợp tế bào thần kinh điều khiển cơ thể mà chúng nằm bên trong. Dù hình dạng tổ hợp này rất khác nhau đặc biệt ở động vật không xương sống với não thường có cấu trúc rất đơn giản được gọi là hạch, nhưng hầu hết động vật đều sở hữu một trung tâm thần kinh nào đó.

Sứa thuộc số ít loài hoàn toàn không có tổ hợp như vậy, bên cạnh hải sâm, nhím biển, san hô cùng vài động vật biển khác. Tuy nhiên một nhóm nghiên cứu Đại học Copenhagen phát hiện sứa hộp Caribbean thực sự có thể học hỏi từ trải nghiệm trước đó mà không cần đến não. Chúng sử dụng khả năng học hỏi kết hợp với hệ thống thị giác phức tạp để di chuyển trong khu đầm lầy ngập mặn âm u.

Nhóm tạo ra một bể chứa có nhiều sọc xám trắng mô phỏng rễ cây ngập mặn. Lúc đầu sứa bơi sát sọc và thường xuyên va vào thành bể, nhưng sau vài lần dường như chúng liên kết được sọc xám với cảm giác đau khi va chạm nên đã biết bơi tránh xa. Sứa học hỏi khá nhanh.

Để hiểu rõ hơn, nhóm phân lập một trong số trung tâm thị giác của sứa được gọi là rhopalium. Mỗi trung tâm thị giác chứa 6 mắt tạo ra tín hiệu điện điều chỉnh chuyển động xung, khi gặp chướng ngại vật sẽ phát ra nhiều tín hiệu khiến sứa chuyển hướng.

Nhà sinh học thần kinh Jan Bielecki (Đại học Kiel) nhận xét phát hiện trên rất có ý nghĩa vì nó cho thấy khả năng học hỏi là một phần không thể thiếu của chức năng thần kinh, có thể đã tiến hóa từ rất sớm và được bảo tồn ở nhiều loài khác nhau.

Theo ông Bielecki, một con vật nếu không thể thay đổi hành vi dựa trên trải nghiệm quá khứ thì rất có thể sẽ rơi vào tình huống mất mạng. Sứa là một trong những loài lâu đời nhất thế giới, chúng đã tồn tại hơn 500 triệu năm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện khối nước khổng lồ mất tích ở Đại Tây Dương

Phát hiện khối nước khổng lồ mất tích ở Đại Tây Dương

Khối nước mới phát hiện mang tên Nước xích đạo Đại Tây Dương trải dài từ Brazil tới Tây Phi.

Đăng ngày: 25/11/2023
Cảnh quay hiếm về 2 con cá mặt trời bơi cùng nhau ngoài khơi Thái Bình Dương

Cảnh quay hiếm về 2 con cá mặt trời bơi cùng nhau ngoài khơi Thái Bình Dương

Một thợ lặn đã ghi lại được cảnh tượng hiếm hoi về hai con cá mặt trời con đang bơi trong vùng nước màu ngọc lục bảo ngoài khơi bờ biển British Columbia ở Canada.

Đăng ngày: 24/11/2023
Loài cá mệnh danh

Loài cá mệnh danh "chúa tể nọc độc dưới đại dương" nhưng vẫn được thực khách săn lùng

Cá mặt quỷ được mệnh danh là một trong những loài cá độc hiếm nhất thế giới.

Đăng ngày: 21/11/2023
Lập khu bảo tồn cá nhà táng đầu tiên trên thế giới

Lập khu bảo tồn cá nhà táng đầu tiên trên thế giới

Khu bảo tồn cá nhà táng có diện tích khoảng 800km2, gần bằng diện tích Dominica, nằm ở vùng biển ngoài khơi đảo quốc này.

Đăng ngày: 20/11/2023
Ý tưởng dẫn nước Thái Bình Dương cứu hồ nước khô cạn

Ý tưởng dẫn nước Thái Bình Dương cứu hồ nước khô cạn

Các nhà khoa học nghiên cứu khả năng bổ sung nước cho hồ Muối Lớn đang thu nhỏ bằng nước từ biển Thái Bình Dương qua đường ống dài 1.300km.

Đăng ngày: 20/11/2023
Cá heo trộm mồi bắt cua của ngư dân

Cá heo trộm mồi bắt cua của ngư dân

Cá heo ở vịnh Koombana, Western Australia, biết cách cướp mồi nhử trong bẫy bắt cua và gỡ móc câu bằng mõm.

Đăng ngày: 20/11/2023
Khi hải cẩu đối mặt với cá voi sát thủ, liệu nó có cơ hội trốn thoát?

Khi hải cẩu đối mặt với cá voi sát thủ, liệu nó có cơ hội trốn thoát?

Dưới đáy đại dương bao la, cuộc chiến giữa sự sống và cái chết luôn diễn ra. Khi bị những con cá voi sát thủ hung dữ rình rập, liệu hải cẩu có cơ hội trốn thoát không?

Đăng ngày: 19/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News