Sức hấp dẫn khó cưỡng từ vẻ đẹp của tinh vân Đầu ngựa trong diện mạo mới

Kính viễn vọng Euclid vừa công bố bức ảnh toàn cảnh ngoạn mục về tinh vân Đầu ngựa.

Kính viễn vọng Euclid của châu Âu được đặt theo tên của nhà toán học Hy Lạp Euclid, nó được phóng ngày 1/7 trên tên lửa SpaceX Falcon 9. Kể từ đó, Euclid du hành khoảng 1 triệu km trong không gian, tiếp tục thực hiện các sứ mệnh kéo dài sáu năm, gồm chụp những bức ảnh trường nhìn rộng về vũ trụ ở độ phân giải cao, tìm hiểu những bí ẩn lâu dài của vũ trụ.

Trong lần quan sát mới nhất, Euclid phát hiện tinh vân Đầu ngựa, cách Trái đất khoảng 1375 năm ánh sáng trong chòm sao Orion. Nó là một trong những tinh vân dễ nhận biết nhất, vì có hình thù giống với đầu ngựa. Nhà thiên văn học người Scotland, Williamina Fleming phát hiện tinh vân này lần đầu tiên vào ngày 6/2/1888.

Vật thể trên được hình thành từ đám mây vật chất liên sao đang sụp đổ, phát sáng mờ nhờ được chiếu sáng từ một ngôi sao nóng phía sau. Tinh vân này tạo hình đặc biệt cũng nhờ bức xạ cực mạnh từ ngôi sao gần đó thổi vào cột mây vật chất liên sao.

Trong diện mạo mới, những đám mây khí xung quanh phần Đầu ngựa đã tan biến, nhưng các cột mây vật chất liên sao nhô lên vẫn còn nguyên, do nó được làm bằng vật liệu bền vững khó bị xói mòn. Theo các chuyên gia, tinh vân Đầu ngựa còn khoảng 5 triệu năm nữa trước khi tan rã hoàn toàn.


Kính viễn vọng Euclid vừa công bố bức ảnh toàn cảnh ngoạn mục về tinh vân Đầu ngựa. (Ảnh: ESA / Euclid).

Các chuyên gia của Euclid cho biết, nhiều kính thiên văn khác đã chụp được hình ảnh tinh vân Đầu ngựa, nhưng không có kính nào chụp được tinh vân Đầu ngựa trong diện mạo sắc nét với trường nhìn rộng như thế này, chỉ bằng một lần quan sát của Euclid.

Tiến sĩ Eduardo Martin Guerrero de Escalante, nhà khoa học của Euclid cho biết: “Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến khu vực này, vì quá trình hình thành sao đang diễn ra trong những điều kiện rất đặc biệt. Điều kiện đặc biệt này do bức xạ đến từ ngôi sao rất sáng Sigma Orionis chi phối ảnh hưởng”.

Khi Euclid quan sát vườn ươm sao này, các chuyên gia hy vọng sẽ tìm thấy nhiều hành tinh có khối lượng lớn bằng sao Mộc, các sao lùn nâu trẻ chưa từng phát hiện trước đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News