"Sức khỏe" của Trái đất đang gặp nguy

Báo cáo khoa học nghiên cứu về môi trường sống của con người chỉ ra rằng Trái đất đang nằm trong vùng nguy hiểm.

Trái đất đã phá vỡ 7/8 giới hạn an toàn được giới khoa học thiết lập và đang nằm trong vùng “vùng nguy hiểm”, theo nghiên cứu được công bố hôm 31/5. Các nhà khoa học đã lần đầu tiên đưa ra các biện pháp mới bên cạnh việc xem xét hệ sinh thái của hành tinh, chủ yếu là về ngăn ngừa tác hại cho các quốc gia, sắc tộc và giới tính.

Sức khỏe của Trái đất đang gặp nguy
Các chỉ số an toàn của Trái đất ngày càng kém. (Ảnh: NASA).

Nghiên cứu của nhóm khoa học quốc tế từ Ủy ban Trái đất được công bố trên chuyên san Nature ngày 31/5 đã xem xét nhiều vấn đề từ khí hậu, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, môi trường tự nhiên chưa khai thác và môi trường tự nhiên đã khai thác. Trong đó, chỉ có vấn nạn ô nhiễm không khí là chưa chạm đến ngưỡng nguy hiểm.

Nghiên cứu từ nhóm nhà khoa học Thụy Điển cho thấy ô nhiễm không khí nguy hiểm ở cấp địa phương và khu vực. Trong khi đó, vấn đề khí hậu đã vượt quá mức có hại cho con người trên Trái đất.

Ngoài ra, báo cáo trên đã tìm thấy nhiều “điểm nóng” của các khu vực tại Đông Âu, Nam Á, Trung Đông, Đông Nam Á, một phần của Châu Phi cùng một số quốc gia như Brazil, Mexico, Trung Quốc và phía tây của Mỹ. Các nhà khoa học cho biết khoảng 2/3 khu vực trên Trái đất không đáp ứng các tiêu chí về an toàn nước ngọt.

“Chúng ta đang ở trong vùng nguy hiểm đối với hầu hết ranh giới của hệ thống Trái đất, Kristie Ebi, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Bà Joyeeta Gupta, đồng chủ tịch Ủy ban Trái đất và giáo sư môi trường học tại Đại học Amsterdam, lại đưa ra một so sánh rất thú vị. “Nếu Trái đất được 'thăm khám' hàng năm, tương tự một người đang bị bệnh, hành tinh xanh đang gặp vấn đề ở nhiều khu vực khác nhau và ảnh hưởng đến chất lượng sống”, bà Joyeeta Gupta nói.

Tất nhiên, các nhà khoa học cho rằng Trái đất có thể phục hồi nếu con người thay đổi, bao gồm cả việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên khác như đất và nước.

Để hiện thực hóa điều này, nhóm khoảng 40 nhà khoa học đã tạo ra các ranh giới có thể định lượng cho từng loại môi trường, được gọi chung là vấn đề công lý.

“Tính bền vững và công lý không thể tách rời nhau. Việc ngó lơ các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên của Trái đất là không thể chấp nhận được, đặc biệt nếu các điều kiện không an toàn tập trung chủ yếu vào cộng đồng người nghèo và dễ bị tổn thương”, Chris Field, Giám đốc Viện nghiên cứu môi trường thuộc đại học Stanford cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỹ thuật Trung Cổ giúp khôi phục mái nhà thờ Đức Bà Paris

Kỹ thuật Trung Cổ giúp khôi phục mái nhà thờ Đức Bà Paris

Phần mái bị phá hủy trong trận hỏa hoạn của nhà thờ Đức Bà sắp được khôi phục về nguyên trạng nhờ kỹ thuật đóng dầm gỗ thủ công từ hàng trăm năm trước.

Đăng ngày: 02/06/2023
Thi hài nữ tu sĩ Mỹ nguyên vẹn sau 4 năm dù không ướp xác

Thi hài nữ tu sĩ Mỹ nguyên vẹn sau 4 năm dù không ướp xác

Hàng trăm người đổ xô đến một tu viện ở bang Missouri (Mỹ) để chiêm ngưỡng thi hài của sơ Wilhelmina Lancaster. Bốn năm sau khi bà qua đời, thi hài không có dấu hiệu bị phân hủy.

Đăng ngày: 02/06/2023
Trung Quốc lần đầu khoan hố sâu hơn 10.000m để nghiên cứu

Trung Quốc lần đầu khoan hố sâu hơn 10.000m để nghiên cứu

Việc khoan hố phục vụ mục đích khám phá khoa học bắt đầu lúc 11h46 sáng hôm 30/5 (giờ địa phương) tại lòng chảo Tarim, khu tự trị Tân Cương.

Đăng ngày: 01/06/2023
Động cơ lớn nhất và mạnh nhất của nhân loại khỏe cỡ nào?

Động cơ lớn nhất và mạnh nhất của nhân loại khỏe cỡ nào?

Theo thông tin từ Zmescience, Wärtsilä RT-flex96C là động cơ lớn nhất và mạnh nhất thế giới hiện nay, nó chạy bằng nhiên liệu diesel và có tới 109.000 mã lực.

Đăng ngày: 01/06/2023
Tuyến xe buýt chỉ chạy 7 lần mỗi năm, chuyên đi đến nghĩa trang

Tuyến xe buýt chỉ chạy 7 lần mỗi năm, chuyên đi đến nghĩa trang

Khác với hình dung về phương tiện công cộng, một chuyến xe buýt đặc biệt ở Singapore chỉ chạy 7 lần mỗi năm, và chuyên cung cấp các chuyến đi qua nghĩa trang.

Đăng ngày: 01/06/2023
Khí quyển đang nguội đi quá nhanh, có thể gây nguy hiểm cho Trái đất

Khí quyển đang nguội đi quá nhanh, có thể gây nguy hiểm cho Trái đất

Bầu khí quyển phía trên Trái đất đang nguội đi quá nhanh, nguy cơ tác động tiêu cực đến tầng ozone - lớp bảo vệ chúng ta khỏi bị đốt cháy.

Đăng ngày: 31/05/2023
Tổ tò vò dẫn đến thảm họa hàng không năm 1966

Tổ tò vò dẫn đến thảm họa hàng không năm 1966

Ống pitot tắc do tổ tò vò nhiều khả năng là nguyên nhân khiến máy bay của chuyến Birgenair Flight 301 rơi xuống Đại Tây Dương, giết chết 189 người.

Đăng ngày: 31/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News