Sửng sốt cáo tuyết vượt 3.500km chỉ trong 76 ngày
Các nhà khoa học bị “choáng” khi phát hiện con cáo tuyết Bắc cực cái đi từ Na Uy đến Canada - một hành trình dài 3.506km - chỉ trong 76 ngày.
"Trong phạm vi hiểu biết của chúng tôi, đây là tốc độ di chuyển nhanh nhất được ghi nhận đối với loài này" - nhà khoa học Eva Fuglei từ Viện nghiên cứu địa cực Na Uy và là người đã theo dõi con cáo khẳng định.
Một con cáo tuyết Bắc cực “lập kỷ lục” khi di chuyển đoạn đường 3.500km chỉ trong vòng 76 ngày - (Ảnh: Getty Images).
Theo The Guardian ngày 2/7, con cáo được các nhà khoa học đeo vòng cổ có gắn máy theo dõi vào tháng 7/2017.
Ngày 26/3/2018, con cáo đã rời Spitsbergen - đảo lớn nhất trực thuộc quần đảo Svalbard tại Na Uy. Sau 21 ngày, vào ngày 16/4/2018, con cáo đã đi được 1.512km và đặt chân đến Greenland - quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch.
Chuyến du hành của con cáo không dừng lại ở đó mà còn tiếp tục đến đảo Ellesmere tại Canada vào ngày 1/7/2018, nơi con cáo dừng chân.
"Lúc đầu chúng tôi không tin nổi đó là sự thật" - bà Fuglei nói.
Nhà khoa học Viện nghiên cứu địa cực Na Uy gắn thiết bị theo dõi lên con cáo tuyết - (Ảnh: Viện nghiên cứu địa cực Na Uy).
Báo cáo của Viện nghiên cứu địa cực Na Uy khẳng định đây là hành trình dài nhất được ghi nhận đối với loài cáo tuyết. Hành trình dài đến mức các nhà khoa học còn tưởng rằng thiết bị theo dõi trên vòng cổ của con cáo đã bị gỡ ra và đưa lên một con tàu.
Thiết bị theo dõi gửi dữ liệu về trụ sở mỗi 3 tiếng. Theo đó, trung bình mỗi ngày con cáo đi được tổng cộng 46,3km và riêng một ngày đặc biệt khi đang ở phía Bắc Greenland, con cáo đã đi được 155km.
Các nhà khoa học đoán rằng con cáo đã dùng các tảng băng làm "phương tiện di chuyển".
"Băng trên biển đóng vai trò quan trọng trong việc cáo di cư giữa các vùng, gặp các quần thể khác và tìm thức ăn", bà Fuglei khẳng định.
Tuy nhiên, ghi nhận chi tiết hành trình của con cáo đã dấy lên mối lo ngại về việc hiện tượng băng tan sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng di chuyển và di cư của nhiều loài động vật.
Cung đường của con cáo tuyết đi từ Na Uy đến Canada, một hành trình dài 3.506km - (Ảnh: NINA).
Tung tích của con cáo này hiện không rõ do thiết bị theo dõi GPS của nó đã ngừng hoạt động từ tháng 2/2019.
Cáo tuyết Bắc cực là một trong những loài động vật chịu được thời tiết khắc nghiệt nhất khi chúng có thể chịu được nhiệt độ thấp đến -50 độ C.
Vào mùa đông, khi thức ăn hiếm, chúng sẽ theo chân những loài ăn thịt lớn hơn để ăn đồ thừa. Một con cáo tuyết thường sống từ 3 đến 7 năm và nặng đến 7,5kg.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
