Sừng tê giác được tẩm chất phóng xạ để chống săn trộm

Các nhà khoa học đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng săn trộm tê giác bằng cách cấy chất đồng vị phóng xạ vào sừng tê giác.

Trong năm 2023, tình trạng săn trộm tê giác đã đạt đến mức báo động khi có tới 499 con bị giết hại, tăng 11% so với năm 2022. Trước tình hình này, các nhà bảo tồn đang nỗ lực tìm kiếm biện pháp ngăn chặn trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Sừng tê giác được tẩm chất phóng xạ để chống săn trộm
Các nhà khoa học cấy chất phóng xạ vào sừng tê giác để chống bọn săn trộm. (Ảnh: Twitter).

Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào cho thấy sừng tê giác có công dụng làm thuốc, nhưng chúng đã trở thành mục tiêu của những kẻ săn trộm do nhu cầu sử dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt là ở châu Á.

Các báo cáo cho biết những chiếc sừng này tính theo trọng lượng còn có giá trị cao hơn cocaine hoặc vàng. Giá trị cao một cách "điên rồ" như vậy đã thúc đẩy những kẻ săn trộm tăng cường săn lùng loài vật này.

Trước đây, để bảo vệ tê giác khỏi bị săn trộm, chúng được cưa bỏ sừng, nhưng việc này bị nhiều người lên án vì cưa sừng phải dùng máy cưa và gây hại cho tê giác.

Phương pháp mới hiện nay là cấy hai con chíp nhỏ vào sừng tê giác, phóng xạ đủ mạnh để kích hoạt máy dò nhưng không gây hại cho sức khỏe của những con vật này. Các nhà khoa học hy vọng sừng tê giác bị nhiễm phóng xạ sẽ giúp ngăn chặn việc săn trộm mà không làm ảnh hưởng đến chúng.

Tất nhiên, những kẻ săn trộm không thể biết con tê giác nào có sừng bị nhiễm phóng xạ, vì thế các nhà khoa học hy vọng sẽ ngăn chặn những kẻ săn trộm tìm cách giết cả những con tê giác khác.

Ngoài ra, tê giác không phải loài động vật duy nhất có nguy cơ tuyệt chủng do săn trộm. Cá voi cũng bị đe dọa nghiêm trọng, nhất là do thịt cá voi ngày càng được ưa chuộng ở Nhật Bản. Các nhà khoa học rất trông đợi ở những cách bảo vệ mới để ngăn chặn tình trạng săn bắt quá mức các loài vật có nguy cơ cao.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sinh vật có màu xanh dương cực hiếm trong tự nhiên

Những sinh vật có màu xanh dương cực hiếm trong tự nhiên

Một số loài động vật có thể mang màu xanh dương độc đáo do đột biến gene hoặc cấu tạo đặc biệt trên cơ thể.

Đăng ngày: 01/07/2024
Cuộc di cư của 6 triệu con linh dương ở châu Phi

Cuộc di cư của 6 triệu con linh dương ở châu Phi

Cuộc di chuyển tập thể của 6 triệu con linh dương từ 4 loài vẫn tiếp diễn bất chấp nhiều thập kỷ chiến tranh và bất ổn.

Đăng ngày: 28/06/2024
Chim cắt lớn - loài chim bay nhanh nhất thế giới

Chim cắt lớn - loài chim bay nhanh nhất thế giới

Chim cắt lớn có thể bay ở 320km/h, không chỉ là loài chim nhanh nhất mà còn là động vật tốc độ nhất hành tinh.

Đăng ngày: 28/06/2024
Trăn cầu vồng Brazil sống đơn độc 9 năm bất ngờ sinh 14 con

Trăn cầu vồng Brazil sống đơn độc 9 năm bất ngờ sinh 14 con

Một con trăn cầu vồng Brazil đã bất ngờ sinh ra 14 con non, dù nó được chăm sóc một mình và không hề tiếp xúc với bất kỳ đồng loại nào trong ít nhất 9 năm qua.

Đăng ngày: 27/06/2024
Lý do bi thảm khiến một số con tuần lộc có sừng phát sáng

Lý do bi thảm khiến một số con tuần lộc có sừng phát sáng

Hai hình ảnh về một con tuần lộc với sừng phát sáng trong bóng tối gần đây đã được chia sẻ trên mạng xã hội và thu hút hàng triệu người xem.

Đăng ngày: 27/06/2024
An tử con hươu đỏ nổi tiếng rụng gần hết răng vì du khách

An tử con hươu đỏ nổi tiếng rụng gần hết răng vì du khách

Một con hươu đỏ cao nguyên nổi tiếng được nhiều người biết tới với cái tên Hươu đực Callum đã bị an tử vì lo ngại về sức khỏe.

Đăng ngày: 26/06/2024
Loài rắn nào sở hữu tốc độ nhanh nhất hành tinh?

Loài rắn nào sở hữu tốc độ nhanh nhất hành tinh?

Trong thế giới hoang dã đầy rẫy những điều bí ẩn, tốc độ luôn là một yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của các loài động vật.

Đăng ngày: 25/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News