Tác phẩm của Michelangelo được trùng tu bằng "vi khuẩn"
Danh từ vi khuẩn thường gợi cho người ta cảm giác tiêu cực. Nhưng thực tế, không phải tất cả vi khuẩn đều như vậy. Trong một diễn biến tích cực, các nhà khoa học Italia đã nghiên cứu thành công việc sử dụng vi khuẩn để khôi phục tác phẩm để đời của bậc thầy điêu khắc Michelangelo.
Nhân kỷ niệm 545 năm ngày sinh của điêu khắc gia thời Phục hưng Michelangelo, các nhà khoa học Italia đã cố gắng khôi phục lại lăng mộ của gia đình Medici trong nhà thờ San Lorenzo ở Florence, một trong những tác phẩm để đời của ông, để giới thiệu với công chúng.
Theo lịch sử của thành phố nghệ thuật Florence, Michelangelo được giao trọng trách điêu khắc lăng mộ của Alessandro Medici, người cai trị quyền lực một thời của Florence vào năm 1520. Và Michelangelo đã tạo ra tác phẩm bằng đá cẩm thạch với hình tượng của các thành viên trong gia đình Medici và các hình ảnh biểu tượng cho hoàng hôn, bình minh, đêm và ngày.
Tác phẩm điêu khắc lăng mộ gia đình Medici của Michelangelo. (Ảnh: Getty).
Tuy nhiên, quan tài chứa thi hài của Alessandro Medici thường xuyên chảy ra những chất hữu cơ và bám vào các tác phẩm. Do đó, để làm sạch lớp chất bẩn tích tụ qua nhiều thế kỷ trên các tác phẩm của Michelangelo, các chuyên gia đã nghiên cứu ra một cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề này là phương pháp can thiệp bằng vi khuẩn.
Một chất gel chứa ba chủng vi khuẩn gồm: Serratia ficaria SH7, Pseudomonas stutzeri CONC11 và Rhodococcus sp. ZONT được bôi lên các bức tượng cẩm thạch và chúng sẽ giúp làm sạch hoàn toàn những chất bẩn bám dính.
Chủ nhiệm của nhóm khôi phục, bà Monica Bietti, cựu Giám đốc bảo tàng nhà nguyện Medici cho biết, nhóm chuyên gia đã mất 8 năm để nghiên cứu. Lựa chọn chủng vi khuẩn là một nhiệm vụ quan trọng, phải đảm bảo rằng chúng chỉ làm sạch mọi chất bẩn mà không gây thiệt hại hay làm biến chất đá cẩm thạch.
Bà Monica Bietti cũng tiết lộ rằng, vi khuẩn Serratia ficaria SH7 chính là loại gây ra bệnh nhiễm trùng đương tiết niệu ở con người. Trước khi bôi loại gel này lên tác phẩm của Michelangelo, nhóm chuyên gia đã phải thử nghiệm 11 chủng vi khuẩn khác nhau.
Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (1475 - 1564), thường được gọi là Michelangelo, là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư thời kỳ Phục hưng Ý. Sự uyên bác của ông trong các lĩnh vực đạt tới tầm đặc biệt, khiến ông được coi là một người xứng đáng với danh hiệu nhân vật thời Phục hưng, cùng với Leonarda da Vinci, Raphael hay Titian.

12 loại gỗ quý hiếm và đắt nhất trên thế giới
Dưới đây là danh sách 12 loại gỗ quý và đắt đỏ nhất thế giới. Trong đó có những loại gỗ không bao giờ bị mọt, chịu được nước, tỏa ra hương thơm dễ chịu và chịu va đập cực tốt.

Tại sao chúng ta ngày càng già đi trong khi tế bào luôn tự nhân đôi?
Cơ thể con người không được thiết kế cho việc sống quá lâu và thường được giới hạn ở tuổi 90. Vậy vì sao chúng ta lại già đi và sự già đi thật sự có ý nghĩa như thế nào?

10 hiện tượng thiên nhiên hiếm thấy
Có những hiện tượng thiên nhiên bạn chưa biết đến, vì ít khi chúng xảy ra hay vì bạn ở một vị trí địa lý không xảy ra những bất thường.

Thời gian thực sự có thể quay ngược hay không?
Chúng ta luôn mong muốn có thể quay ngược thời gian để sữa chữa một lỗi lầm, để trải nghiệm lại những kỷ niệm xưa.

Nghiên cứu sốc: Có thể làm thời gian ngừng lại
Theo các nhà nghiên cứu, thời gian có thể dừng lại được. Tiết lộ này đã gây ra nhiều kinh ngạc đồng thời mang đến niềm hi vọng cho con người với mong ước du hành thời gian vào một lúc nào đó sẽ trở thành hiện thực.

Con người bé nhỏ như thế nào trong vũ trụ?
Trái Đất có gần 8 tỷ người, mỗi người trong số chúng ta chỉ là một chấm nhỏ bé vô nghĩa. Giờ hãy nhìn rộng và thấy chúng ta nhỏ bé như thế nào trong vũ trụ.
