Tác động của thay đổi khí hậu với đa dạng sinh học

Khi ba sinh viên đại học bắt đầu hành trình bắt sâu bướm của mình năm 1965 trên ngọn núi Kinabalu tại Borneo, họ không hề biết rằng họ đã xây dựng nền tảng cho nghiên cứu về tác động của thay đổi khí hậu.

Nghiên cứu mới của Đại học York đã lặp lại khảo sát này 42 năm sau đó, và phát hiện rằng trung bình các loài vật đã di chuyển lên cao khoảng 67 mét để có thể đương đầu với những thay đổi khí hậu.

Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố của côn trùng nhiệt đới, nhóm động vật có số lượng lớn nhất trên Trái Đất, và do đó đem lại nguy cơ lớn đối với đa dạng sinh học toàn cầu.

Nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ thuộc Đại học York I-Ching Chen – tác giả đầu tiên của nghiên cứu mới – cho biết: “Côn trùng nhiệt đới hình thành nên nhóm động vật đa dạng nhất trên Trái Đất, chúng ta vẫn chưa biết rõ liệu chúng có phản ứng với thay đổi khí hậu hay không. Bản báo cáo AR4 về thay đổi khí hậu của Hội đồng liên chính phủ cho thấy sự thiếu hụt bằng chứng về vấn đề nè. Nghiên cứu của chúng tôi làm tăng những chứng có hiện có, nhưng nó cũng cho thấy nguy cơ tiềm tàng đối với đa dạng sinh học”.

Giáo sư Thomas cho biết thêm: “Một số lớn các loài vật bị hoàn toàn hạn chế trong những vùng núi nhiệt đới, ví dụ như núi Kinabalu: rất nhiều những loài vật được phát hiện trong các cuộc thám hiểm chưa hề được phát hiện thấy ở bất cứ nơi nào khác trên Trái Đất. Khi những loài vật này buộc phải di chuyển lên cao đến vùng khí hậu mát mẻ hơn, môi trường sống của chúng trở nên nhỏ hẹp hơn. Và vì khu vực đỉnh núi thường là đá trơ, rất khó để tìm được môi trường sống thích hợp cho chúng, kể cả khi nhiệt độ phù hợp. Điều này có thể dẫn tới tình trạng tuyệt chủng ở một số loài”.

Tác động của thay đổi khí hậu với đa dạng sinh học
Núi Kinabalu. (Ảnh: wikipedia.org)

Chuyến thám hiểm năm 2007 có sự tham gia của Henry Barlow, một thành viên của chuyến thám hiểm ban đầu, lòng ham mê sâu bướm của ông đã giúp I-Ching Chen rất nhiều trong việc tìm hiểu tính đa dạng của sâu bướm.

Jeremy Holloway thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên tại London, một thành viên khác của cuộc thám hiểm năm 1965, đã hiến dâng sự nghiệp của mình cho việc nhận biết (phân loại) sâu bướm từ Đông Nam Á, cho phép nhóm nghiên cứu nhận biết những mẫu vật mới. Được trang bị dữ liệu từ năm 1965, thiết bị bắt sâu bướm, lều, túi ngủ và thực phẩm, I-Ching và các đồng nghiệp bắt đầu thực hiện cuộc thám hiểm lần thứ hai.

Tiến sĩ Suzan Benedick, một thành viên đoàn thám hiểm đồng thời là nhà côn trùng hộc thuộc Đại học Malaysia Sabah, cho biết: “Những bức ảnh từ cuộc thám hiểm năm 1965 đã dẫn đường cho chúng tôi đến dúng địa điểm 42 năm trước”.

Cuộc khảo sát mới bao gồm việc trèo núi và bắt sâu bướm đến độ cao 3.675 mét trên mực nước biển. Khi tất cả các mẫu vật đã được thu thập và nhận biết, nhóm nghiên cứu sẽ so sánh độ cao mà những loài vật này được tìm thấy năm 1965 và năm 2007. Những kết quả cho thấy sự thay đổi đáng kể về độ cao, cho thấy sâu bướm di chuyển đến khu vực cao hơn trước đây.

Tuy nhiên có một điều khá tích cực. Là vị trí cao nhất và mát mẻ nhất giữa Himalaya và New Guinea, núi Kinabalu là nơi ẩn náu hết sức quan trọng. Nhưng loài vật cảm thấy điều kiện khí hậu quá nóng (hoặc quá khô) ở những vùng đất thấp xung quanh có thể tìm thấy môi trường sống thích hợp bằng cách di chuyển lên cao dọc theo sườn dốc của ngọn núi này Tiến sĩ Jane Hill, thành viên của đoàn thám hiểm và một trong những cố vấn của I-Ching Chen, cho biết: “Điều quan trọng là bảo vệ những khu rừng quanh ngọn núi, để những loài vật ở vùng đất thấp có thể đến được những khu vực mát mẻ hơn nếu chúng muốn”.

Tham khảo

I-Ching Chen, Hau-Jie Shiu, Suzan Benedick, Jeremy D. Holloway, Vun Khen Chey, Henry S. Barlow, Jane K. Hill and Chris D. Thomas. Elevation increases in moth assemblages over 42 years on a tropical mountain. Proceedings of the National Academy of Sciences, USA, (in press)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.

Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.

Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.

Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có

Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel

Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News